Xin chào bạn, lại là tôi Nguyễn Quang Linh đây.
Sau gần một thập kỷ xây dựng và làm website, đến thời điểm này tôi tự tin chia sẻ cho bạn về cách chọn Hosting chuẩn để website hoạt động tốt nhất.
Và tôi tin chắc rằng:
Bạn sẽ không thể tìm thấy nội dung này ở Internet ngoài kia.
Vì trên các kênh chia sẻ miễn phí ngoài kia 99% là những kiến thức chia sẻ bề nổi về hosting.
Những kiến thức bề nổi đến từ những người làm tiếp thị liên kết cho hosting (mỗi một hosting họ bán được, họ đều được lượng hoa hồng, việc này là đương nhiên và không hề sai nhưng việc căn vào hoa hồng để giới thiệu nó là loại tốt nhất thì lại không còn đúng nữa)
Họ là những con người tuyệt vời khi giúp các công ty hosting bán được hàng, tuy nhiên vì kiến thức chuyên sâu của họ có hạn nên những chia sẻ của họ không được chính xác. Và họ bị các hãng bán hosting dắt mũi bằng những lời lẽ hoa mỹ và phóng đại nói với họ.
Tại sao tôi biết điều này?
Bởi trong 2 năm đầu làm website, tôi cũng như những người tiếp thị hosting vậy 😥
Và người chịu thiệt là ai?
Chính là khách hàng, chính là bạn, người đang bỏ tiền để mua 1 hosting chất lượng để làm website.
Lưu ý quan trọng
Trước khi đến phân tích về Hosting, tôi cần phải nói trước.
Bản thân tôi là một người có Business cung cấp hosting, chính vì vậy nên nếu bài này tôi có Review về các hãng hosting khác, các bạn sẽ nói:
“Ui dào, ông này lại cạnh tranh bẩn, dìm người khác để đưa sản phẩm của mình lên”.
Tôi hiểu suy nghĩ của bạn nhưng sự thật tôi không làm bài viết này vì mục đích đó.
Nếu bạn biết đến hosting của tôi, bạn sẽ thấy rằng: Giá hosting của tôi đa số đều thấp hơn khoảng 10 lần so với hầu hết các sản phẩm mọi người đang dùng, tuy nhiên chất lượng không hề thua kém, sở dĩ thấp như vậy bởi tôi chỉ lấy lợi nhuận tối thiểu đủ để duy trì Business.
Mục đích chính là vì tôi muốn góp phần hỗ trợ những bạn bè, học viên hay các bạn khởi nghiệp xung quanh mình đỡ áp lực về chi phí khi vận hành một startup đúng nghĩa bạn có thể tìm hiểu thêm về tôi bằng cách bấm vào Nguyễn Quang Linh là ai ?
Trong khi bạn cũng biết, tôi từng nổi tiếng là người làm Affiliate Hosting có kết quả rất cao, tôi đã giúp các hãng hosting bán được vài trăm sản phẩm. Bạn cũng biết mức hoa hồng khi bạn bán 1 hosting nó cao như nào.
Chỉ cần bán được 1 hosting thôi, nhẹ nhàng tôi đã thu về được cả trăm $ rồi, sau đó tôi không cần phải quan tâm kỹ thuật, vận hành, chăm sóc vì bên hosting đã làm hết rồi, cùng lắm tôi chỉ hướng dẫn mọi người làm website thôi, sau đó ăn ngon ngủ kỹ.
Trong khi đó việc tự bán 1 hosting của tôi, vì giá của tôi đã rất thấp rồi vậy nên chỉ lãi được vài $, trong khi đó còn phải chăm sóc, vận hành các thứ, hướng dẫn làm website v.v..
Vậy nên trên thực tế tôi vẫn thích làm Affiliate Marketing hơn, vì lợi nhuận còn mang về gấp 10 mà nhẹ nhàng hơn rất nhiều, còn sản phẩm của tôi chỉ dành cho 1 số trường hợp đặc biệt thôi.
Vì vậy trong bài này, bạn yên tâm là tôi sẽ chia sẻ công tâm và minh bạch nhất có thể dựa trên giấy tờ, thông số kỹ thuật mà chính hãng hosting đưa cho tôi, chứ không chỉ dựa trên cảm nhận cá nhân sai lầm như những gì bạn thường thấy trên internet.
Gần một thập kỷ qua, tôi đã nghiên cứu về rất nhiều loại hosting để có thể giới thiệu cho những học viên, bạn bè, người theo dõi mình. Cộng với việc tôi có cả 1 business cung cấp hosting
Chính vì vậy, tôi nghĩ mình có đủ kinh nghiệm và kiến thức để chia sẽ những thứ sâu sắc nhất mà ít người nói cho bạn biết.
Tôi chỉ muốn trang bị cho bạn kiến thức để bạn có sự hiểu biết và từ đó tự chọn cho bạn 1 hosting chất lượng ngoài kia sao cho: Chi phí tối thiểu nhưng hiệu quả tối đa, như vậy là tôi đã rất hạnh phúc rồi.
Trong bài viết này, chỉ với 10 phút đọc thôi, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ vượt xa những người đang giới thiệu bề nổi hosting ngoài kia. Và bạn sẽ hiểu và biết cách tự chọn hosting cho mình.
Tại sao bạn phải hiểu?
Có một câu nói rất phũ phàng nhưng chưa bao giờ hết đúng:
Mọi sự thiếu kiến thức đều phải trả giá bằng rất nhiều tiền 😈
Chỉ vì tiếc 10 phút tìm hiểu thôi, có thể bạn sẽ phải mua 1 hosting giá trị thực 0,5$/tháng với giá 5$/tháng hoặc 15$/tháng. Cao gấp 10 lần giá trị thực.
Đặc biệt, nếu bạn đã từng có kinh nghiệm mua hosting mà chưa tìm hiểu nhiều về thông số kỹ thuật, đọc bài viết này xong, bạn sẽ giảm vài lần chi phí và tốc độ cũng như chất lượng website của bạn sẽ tăng vài lần trước đây.
Hãy tìm hiểu kỹ bài này để giới thiệu cho khách hàng của bạn những hosting chất lượng, sai thì sửa đúng chứ?
Còn nếu bạn chưa biết gì về website hay mua hosting thì chúc mừng bạn, bạn sẽ được học những kiến thức chất lượng NGAY TỪ ĐẦU, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bạn.
Trước khi đến với phần hướng dẫn chọn hosting, chúng ta hãy cùng dạo 1 vòng xem đa số ngoài kia mọi người đang chọn hosting và phân biệt hosting tốt và không tốt như nào nhé.
Mọi người đang chọn sai hosting như thế nào?
1. Phân biệt theo tốc độ liệu có đúng?
Đa số mọi người dùng các công cụ test website như Google Page Speed để so sánh 2 website, website nào nhanh hơn thì nói rằng hosting website đó xịn hơn.
Điều này chưa hẳn là đúng, bởi một website nhanh hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Có rất nhiều Blog ở Việt Nam có chỉ số khi test mọi thứ đều đạt điểm tối đa là 100 điểm, trong khi bạn thử test website của các hãng bán máy chủ, hosting lớn hàng đầu thế giới, bạn sẽ thấy google đánh giá những website đó chỉ ở mức 70 điểm.
Vậy có thực sự nơi lưu trữ website của các hãng hosting yến hơn mấy website nhỏ hay không?
Hoàn toàn không, thậm chí nơi lưu trữ của các hãng đó còn xịn hơn cả trăm lần, vậy tại sao điểm test hiệu suất lại kém hơn một số Blog nhỏ?
Bạn cần hiểu rằng: Tốc độ không phải tất cả trong việc làm website.
Tối ưu website có tốc độ nhanh mục đích cũng chỉ vì muốn tăng trải nghiệm khách hàng, khiến cho khách hàng không mất thời gian chờ đợi website load.
Tuy nhiên, tốc độ không phải tất cả, ngoài việc tăng tốc độ website thì chúng ta còn cần website phải đẹp, thu hút và khiến cho khách hàng thỏa mái khi ở website của ta.
Nhưng có một số website coi việc tăng tốc là tất cả, vì để tăng tốc họ đã bỏ qua hầu hết các hiệu ứng website, giảm chất lượng ảnh và số lượng ảnh đẹp nhiều nhất có thể và còn nhiều biện pháp khác.
Họ có thể có tốc độ nhanh, nhưng trải nghiệm khách hàng sẽ giảm đáng kể.
Tất nhiên, website nhanh thì tốt, nhưng nếu chỉ để nhanh hơn 1 giây mà bỏ hầu hết ảnh và hiệu ứng, thì thà để website chậm hơn 1 giây mà website được đẹp nhất có thể còn hơn.
Bạn hãy cứ làm mọi thứ để website đẹp và hấp dẫn nhất có thể, còn tốc độ thì không cần 0.5 hay 1 giây để làm gì, chỉ cần dưới 3 giây là được.
Những công ty lớn họ thừa biết điều này, họ chấp nhận để website chậm hơn 1 giây hay 2 chớp mắt nhưng website của họ đẹp và hấp dẫn khách hàng còn hơn 1 website siêu nhanh mà thiếu chuyên nghiệp.
Vì vậy nên, không đúng đắn khi dùng tốc độ website để phân biệt hosting.
2. Phân biệt theo độ xa gần liệu có đúng?
Một số bạn nói rằng: Nên chọn hosting Việt Nam vì người Việt dùng sẽ có tốc độ tốt hơn.
Điều này không hoàn toàn đúng!
Đúng là hosting có máy chủ ở Việt Nam thì website làm tại Việt Nam sẽ nhanh hơn.
Nhưng thực tế, việc máy chủ đặt gần chỉ là một yếu tố phụ mà thôi.
Việc một website nhanh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: CPU, RAM, Ổ Cứng, DISK I/O… (Đừng hoảng về những thông số mới này, tí tôi sẽ giải thích siêu đơn giản cho bạn hiểu) – Tôi gọi các thông số này là chất lượng hosting.
Một hosting dù có đặt tại Việt Nam nhưng chất lượng kém thì website của bạn vẫn chậm như rùa bò là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, nếu hosting của bạn đặt tại nơi gần Việt Nam như “Singapore, HongKong” (nơi mà có nền công nghệ tốt hàng đầu thế giới, chất lượng máy chủ tốt) thì tốc độ website của bạn vẫn nhanh như thường.
Có thể bạn chưa biết: Có một dịch vụ mang tên Cloudflare, họ đã có điểm truy cập đặt tại Việt Nam và dịch vụ này giúp mọi người dùng trên thế giới đều có thể truy cập website của bạn tương tự như máy chủ của bạn đặt tại chính quốc gia của họ.
Đa số các website bây giờ ở Việt Nam đều đang dùng Cloudflare, kể cả những blog nhỏ nhất.
Ví dụ máy chủ của bạn đặt tại Singapore, khi người dùng truy cập từ Việt Nam vào website của bạn, thì cloudflare sẽ tạo ra một ” Điểm truy cập” tại Việt Nam. Và người dùng chỉ cần truy cập tới máy chủ đó, chứ không cần tới Singapore nữa.
Vậy nên, hãy ưu tiên chọn chất lượng máy chủ, chứ đừng vì máy chủ ở Việt Nam mà phải chọn máy chủ chất lượng kém.
💡 Có thể bạn chưa biết:
Phần lớn doanh nghiệp và Web master tại Việt Nam đang sử dụng VPS ở Vultr, Digital Ocean, Linode với trung tâm dữ liệu tại Hong Kong và Singapore mà không phải bất kỳ nơi nào khác có vị trí gần hơn. Bởi đặt tại Singapore vì hiệu suất cao, ổn định, an toàn và tốc độ tối ưu
3. Phân biệt theo tính năng có sẵn liệu có đúng?
Nhiều bạn hay phân biệt hosting thông qua những gì hãng hosting đó quảng cáo như: Chất lượng tốt, bảo mật tốt, tối ưu chuẩn SEO, sử dụng Cpanel để quản trị, miễn phí SSL, Backup mỗi ngày, v.v..
Trên thực tế, cách phân biệt này cũng có điểm đúng, bởi vì một hosting ngày nay chí ít cũng phải có những chức năng trên.
Có thể 1 thứ duy nhất bạn cần quan tâm, đó là hãng hosting đó có dùng Cpanel để quản trị gói host của bạn hay không? Có cpanel là có tất cả các chức năng còn lại như bảo mật, ssl, backup .v.v
Cpanel như một thứ để giúp bạn quản trị web tốt hơn, thay vì phải dùng các lệnh code phức tạp thì cpanel giúp bạn chỉ cần click và kéo thả, bạn cứ hiểu nôm na như vậy là ổn rồi.
Ví dụ như DreamHost, thời gian gần đây họ đã bỏ Cpanel và sử dụng hệ quản trị của riêng họ, điều này giúp họ tiết kiệm rất nhiều chi phí thuê cpanel cho khách hàng nhưng điều này đã gây ra một phản ứng tiêu cực trong cộng đồng và rất nhiều người đã rời bỏ Dreamhost.
Hầu hết các hãng hosting đều đã trang bị những công nghệ tối ưu nhất cho website vì có Cpanel, vì vậy nên dùng những thứ đó để phân biệt hầu như không có nhiều ý nghĩa.
Có nhiều hãng viết 1 đống chức năng ra, bản chất chỉ liệt kê cho ngầu những thứ bên nào cũng có, nên bạn không cần quá quan tâm đến mấy cái đó.
4. Phân biệt theo mức giá liệu có đúng?
Vậy phân biệt theo mức giá có đúng không?
Có phải cứ mức giá cao thì hosting xịn hơn không?
Câu trả lời cũng là không, có rất nhiều hãng họ cung cấp những gói hosting cấu hình rất thấp và họ che dấu những cấu hình thấp đó những từ ngữ hoa mỹ để qua mặt những người mới không hiểu biết và họ lại để cái giá lại rất cao.
Lý do thứ hai và cũng là lý do chính khiến 1 hosting giá cao mà chất lượng thấp bởi họ để giá cao vì định hướng tệp khách hàng của họ ở khu vực phù hợp với mức giá đó. GDP bình quân đầu người của Mỹ cao hơn Việt Nam 19 lần.
Vậy nên đừng hỏi vì sao với cùng một mức giá, người Mỹ thấy rẻ và không đáng quan tâm trong khi Việt Nam lại thấy giá đó vô lý.
Bản thân tôi trong những thời gian đầu làm website, tôi đã bỏ ra hơn 12$/tháng cho hosting vì được nghe nhiều người xung quanh quảng bá nhưng cuối cùng nó vẫn sập khi có số lượng lớn người cùng vào.
Và khi đã có kiến thức, tôi chỉ cần bỏ ra bằng 1/10 số tiền là đã có thể có được 1 hosting như vậy.
Bạn thấy đấy, nếu bạn chưa có nhiều kiến thức về chọn hosting, thì dù bạn có bỏ ra số tiền lớn chưa chắc bạn đã có 1 hosting chất lượng.
Vì vậy nên, ngay từ bây giờ bạn đừng tin ai đó review hoa mỹ về hosting, bạn cần phải tự phân biệt được hosting nào tốt, hosting nào đủ với nhu cầu sử dụng của bạn, tránh lãng phí.
Điều tuyệt vời ở đây là:
Cách phân biệt và chọn lựa vô cùng đơn giản 😎
Bạn không cần phải có bất cứ kỹ năng hay học trường lớp về website, về hosting để hiểu những gì tôi sắp nói.
Ngay bây giờ, cho dù bạn là một người mới tinh chưa từng biết về website, chỉ cần bạn đọc xong bài này, bạn sẽ tự chọn được hosting chất lượng và phù hợp với nhu cầu của mình.
Phân biệt hosting như thế nào, làm cách nào để chọn được 1 hosting tốt nhất mà không bị mua với giá cao với thông số không tương xứng, không bị các chiêu trò quảng bá qua mặt thì lựa chọn như thế nào:
Câu trả lời là:
️ ➡ ĐỌC 6 THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA HOSTING.
Hãy đọc 6 thông số quan trọng của hosting sau đây để biết hosting nào thực sự tốt, và từ đó bạn có thể tự đưa ra kết luận xem:
Hosting bạn sắp mua có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không, hay là với cái giá đó có xứng đáng để bạn đầu tư hay không?
Điều này giống như việc bạn đi mua 2 chai mắm bằng giá nhau, cả hai chai mắm đều nói là vị ngon xuất sắc, tuy nhiên nếu bạn đọc thành phần, 1 chai có 90% cá cơm với 1 chai 10% cá cơm và 90% là màu và chất phụ gia.
Bạn sẽ chọn chai nào? Tất nhiên là 90% cá cơm.
Những người biết đọc thành phần thì sẽ luôn lợi hơi những người chỉ nghe quảng cáo rất rất nhiều.
Quay lại viết đọc 6 thông số của hosting.
Có rất nhiều thông số nhưng tôi sẽ chọn ra 6 thông số quan trọng cơ bản để bạn đem đi phân biệt ngay lập tức.
💡 Lưu ý:
Tôi sẽ cố gắng không nói quá chuyên ngành, tôi sẽ nói nôm na dễ hiểu bằng cách ví von, so sánh để mọi người đều có thể hiểu được, nếu bạn đã có kiến thức kĩ thuật server sẵn và muốn từng từ ngữ khô khan chính xác 100% thì google luôn đầy đủ cho bạn tìm dựa trên những từ khóa tôi cung cấp.
Còn bây giờ, tôi đang ưu tiên “Xóa mù kiến thức” để giúp phát triển tối đa công việc của họ với mức chi phí tối thiểu.
Và hãy đến với:
5 Thông số hosting quan trọng của hosting
1. Ổ cứng lưu trữ dữ liệu
Ổ cứng dữ liệu là nơi lưu trữ mọi thứ bạn tải lên website như hình ảnh, âm thanh, mã nguồn (WordPress) đều cần phải có một nơi lưu trữ chúng, giống như ổ cứng trên laptop hay dung lượng điện thoại của bạn vậy.
Nếu dung lượng đầy thì bạn sẽ không thể lưu trữ hay tải thêm được gì đúng chứ, thì ổ cứng của một hosting cũng tương tự như vậy.
Hiện nay có 3 loại ổ cứng hay dùng: HDD, SSD và NVMe, trong đó NVMe là công nghệ ổ cứng xịn và hiện đại nhất hiện nay.
Xem bảng sau bạn có thể so sánh được hiệu năng của 3 loại ổ cứng này.
Bạn thấy rằng NVMe vượt trội so với SSD, rồi sau đó mới đến HDD.
Bạn cứ tưởng tượng rằng: Khi bạn coppy hay sao chép vào cùng lúc 3 loại ổ cứng, HDD thì rùa bò rồi, nếu SSD mất 100 phút thì NVMe có những loại chỉ mất 5 phút.
Và đương nhiên, tốc độ nhanh như vậy thì giá của NVMe cũng đắt hơn SSD và HDD rất nhiều.
Dung lượng ổ cứng
Các bên cung cấp hosting thường ghi thêm về dung lượng ổ cứng đó.
Ví dụ: 10 000 MB SSD, tức bạn có thể lưu trữ 9,7GB (1GB = 1024 MB) trên ổ cứng SSD của họ.
Theo lý thuyết thì ổ cứng càng nhiều thì bạn sẽ lưu trữ được cài nhiều dữ liệu trên website.
Và thật dễ dàng để thấy ở một số nhà cung cấp hosting, họ có dung lượng ổ cứng SSD cho bạn là 100GB hay Không giới hạn (unlimited)
🙄 Vậy có thực sự có không giới hạn ổ cứng?
Câu trả lời là: KHÔNG
Không bao giờ có chuyện không giới hạn, đây chỉ là thủ thuật Marketing phóng đại, vì sự thật là ổ cứng luôn luôn có giới hạn.
Chỉ là bên cung cấp hosting biết rằng:
Cho dù bạn có lưu trữ nhiều đến mấy cũng không vượt qua được mức giới hạn của họ, nên họ cứ để là không giới hạn nhìn cho mạnh và thực sự là sự đánh lừa thị giác bởi từ unlimited (không giới hạn) nghe rất hấp dẫn và có vẻ lớn lao đúng chứ?
Thực sự thì những người làm 1 website để kinh doanh, bán hàng, marketing, xây dụng thương hiệu thì không bao giờ sử dụng vượt quá 15GB lưu trữ.
Ở các hãng cung cấp hosting, đối với các gói hosting vài $ một tháng, họ biết đối tượng không bao giờ vượt qua mức lưu trữ 15GB này nên họ cứ để KHÔNG GIỚI HẠN.
Vì vậy nên, nếu bạn không dùng website để làm phần mềm, làm ứng dụng với các tác vụ nặng thì đừng quan tâm đến dung lượng, chỉ cần tầm 15 GB là quá đủ để lưu trữ cho bạn trong vài năm rồi.
Đừng vì nghe dung lượng cao mà chọn 1 hãng hosting kém chất lượng.
Thay vì quan tâm đến dung lượng, hãy quan tâm đến loại ổ cứng lưu trữ để giúp bạn có tốc độ truy xuất dữ liệu tốt hơn.
Nếu phải chọn giữa “Không giới hạn ổ cứng HDD và 15GB ổ cứng SSD” thì bạn hãy chọn 15GB SSD sẽ lợi hơn và thông minh hơn lợi hơn rất nhiều.
Nếu phải chọn giữa “Không giới hạn ổ cứng SSD, và 15GB ổ cứng NVMe, trong khi nhu cầu của bạn không dùng hết nổi 15GB, thì hãy chọn 15GB NVMe sẽ lợi hơn và thông minh hơn lợi hơn rất nhiều (Vì ổ cứng NVMe có tốc độ đọc và ghi có thể hơn đến 20 lần)
Và một lần nữa tôi luôn muốn nhấn mạnh unlimited trên ổ cứng là thông số ảo.
Chúc mừng bạn đã học được cách phân biệt 1/6 thông số, hãy cùng đến thông số thứ 2.
2. Bandwidth (Băng thông)
Băng thông là một thứ để chỉ tổng lưu lượng tải lên và tải xuống của host…(cái này bạn có thể gg để có chi tiết hơn)
Nôm na dễ hiểu, đối với website thì băng thông quyết định số người xem và truy cập website của bạn trong tháng.
Nếu bạn dùng hết băng thông trong tháng đó, website sẽ sập và khách hàng hay người xem website sẽ không thể truy cập website của bạn nữa.
Lời khuyên của tôi:
➡ Hãy mua các gói hosting có phần băng thông là Unlimited (không giới hạn) cho nhẹ đầu, đỡ phải tính toán.
Bởi với công nghệ hiện đại ngày nay có thể tạo ra lượng băng thông khổng lồ, cho dù bạn dùng nhiều đến mấy cũng không thể hết được đối với bất kì nhu cầu nào, nên tạm gọi là “Không giới hạn băng thông”. (Còn ổ cứng thì có giới hạn nhé), bây giờ kể cả rất nhiều gói hosting rẻ cũng có không giới hạn băng thông.
3. CPU Core
CPU giống như một bộ não trung tâm để xử lý các tác vụ của máy chủ.
Nôm na trong web, CPU một phần ảnh hưởng lớn để số người có thể truy cập và thao tác cùng lúc trên website của bạn. Nó cũng ảnh hưởng luôn đến số tác vụ nặng mà bạn có thể làm một lúc trên website của mình.
Gần như CPU ảnh hưởng đến mọi khía cạnh và nó vô cùng quan trọng.
CPU càng mạnh thì website chịu tải càng tốt và thao tác của bạn càng mượt.
Để nâng cấp lên CPU thì cần chi phí cao, vì vậy nên bạn có thể thấy, giá của 1 gói hosting 2 CPU Core có thể cao hơn rất rất nhiều một gói hosting có 1 CPU Core.
Hầu hết các gói hosting nào che dấu thông số CPU này thường chỉ là 1 CPU Core.
➡ Lời khuyên: Hãy chọn 2 CPU Core trở lên để website hoạt động ổn định nhất.
4. RAM
RAM là bộ nhớ tạm thời của thiết bị, nó hỗ trợ CPU hoạt động truy xuất và thực thi.
Nếu không hiểu điều trên, bạn chỉ cần hiểu nôm na rằng: Gói Hosting nào có lượng RAM càng lớn thì website cài trên Hosting đó sẽ có tốc độ càng nhanh và càng mượt mà hơn.
Hầu hết các gói hosting đang che dấu lượng RAM đều giao động 512MB RAM (512MB = 0,5GB) và 1GB RAM.
Có thể bạn chưa biết:
Gói hosting giá rẻ nhiều người chê giá 12$/năm của Godaddy đang chạy ở 512GB RAM.
Trong khi gói hosting nhiều người khen của Hawkhost giá 36$/năm thì có tận 1GB RAM.
Vậy nên đó là lý do một phần nhỏ khiến Hawkhost nhanh hơn và mượt hơn Godaddy.
Vậy nên việc chúng ta mắng Godaddy yếu là quá oan ức cho họ đúng chứ, nếu cũng bỏ ra 36$/năm cho Godaddy thì chuyện gì sẽ xảy ra, dĩ nhiên chúng ta có lựa chọn thông số tốt hơn rồi.
Đó là lý do tại sao nên học cách đọc thông số hosting.
5. Disk I/O và IOPS
Disk I/O và IOPS là cặp bài trùng ảnh hưởng tới mọi thành phần trong 4 thứ tôi đã kể trên.
Disk I/O là tốc độ đọc và ghi của ổ cứng, IOPS thể hiện số quy trình có thể đọc và ghi trong mỗi giây.
Để dễ hiểu thì:
Ví dụ: Một ổ cứng NVMe có tốc độ đọc và ghi rất cao là 1000 MB/s. Tuy nhiên Disk I/O của nó chỉ là 100 MB/s thì thực sự bạn chỉ được sử dụng 1/10 hiệu năng của NVMe thôi.
Disk I/O là một thông số bạn phải để ý rất kĩ, vì có nhiều bên cung cấp cho bạn ổ cứng NVMe rất xịn, cho ra tốc độ đọc và ghi rất cao, những Disk I/O của họ lại chỉ 10 MB/s, vậy thì bạn không thể khai thác được hết hosting của bạn.
Với tốc độ đọc chậm như vậy thì RAM cao, CPU cao thì website vẫn cứ bị kéo chậm theo..
Vì vậy, trước khi nói đến các thông số RAM, CPU, băng thông thì hosting của bạn phải có Disk I/O đủ mạnh.
Đa phần những công ty che dấu Disk I/O đều có lượng Disk I/O nhỏ, tầm ở 10 đến 15MB/s
Sở dĩ họ làm như vậy để tối ưu hóa lợi nhuận, bởi Disk/IO cao rất tốn kém chi phí. Bởi cùng một ổ cứng NVMe, họ muốn chia cho nhiều khách hàng cùng dùng, từ đó gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí.
Tuy nhiên, còn rất nhiều công ty Hosting ngoài kia tuy giá hơi cao hơn xíu nhưng ít ra họ còn để Disk I/O tầm 50 đến 100, bạn nên mua các gói web hosting của những công ty này, dù có đắt hơn nhưng nó đảm bảo hiệu năng website của bạn.
Còn Disk I/O thấp thì mấy thông số khác lớn cũng không nhiều nghĩa lý.
➡ Hãy ưu tiên chọn hosting có lượng Disk I/O cao nhất trong tầm giá bạn có thể chịu được.
Còn IOPS thì luôn đi cùng với Disk I/O, thông thường ở các hãng cung cấp hosting, Disk I/O thấp thì IOPS cũng thấp, và ngược lại.
Ảnh hưởng của nó tới hosting cũng na ná như Disk I/O. Nếu 2 gói hosting y chang nhau, y chang cả Disk I/O, thì ta có thể dùng IOPS để so sánh xem gói nào xịn hơn, hì
Một ví dụ:
Hosting của A2hosting được quảng cáo là sử dụng ổ cứng NVMe, hiệu năng x20 lần. Nhưng khi sử dụng thực tế thì hiệu năng còn kém hơn rất nhiều hosting giá rẻ ở Việt Nam ( Chỉ sử dụng ổ SSD)
Khi bạn chat hỏi đội kĩ thuật bên A2Hosting, họ sẽ cung cấp cho bạn Disk I/O chỉ tầm 10 MB/s, trong khi nhiều hosting ở Việt Nam đã được 30 đến 70MB/s Disk I/O rồi.
Và học kiến thức tôi vừa chia sẻ, bạn đã biết lý do rồi đó.
Đến đây, bạn đã dẫn biết cách tự phân biệt khỏi mấy lợi PR quảng cáo rồi chứ? Còn nhiều điều hay ho phía sau, cùng tôi khám phá tiếp nào.
Tổng kết 5 thông số
Ok, vậy là ta đã đi xong cực kì chi tiết về 6 thông số quan trọng để bạn xem xét khi chọn 1 hosting có chất lượng cao hay không, bạn hãy đọc thật kĩ để không bỏ sót thông số nào
Sau đây là tổng kết ngắn gọn để bạn ôn lại kiến thức trước khi ta đến với các ví dụ thực hành.
1: Ổ cứng lưu trữ
Dùng để lưu trữ dữ liệu, nên ưu tiên sử dụng ổ NVMe hơn là dung lượng nhiều mà là ổ SSD hay HDD, 1 website đa phần sẽ không dùng quá 15GB.
2: Băng thông
Vượt quá giới hạn băng thông trong tháng, website sẽ sập, tốt nhất nên chọn gói hosting có không giới hạn băng thông để đỡ đau đầu.
3: CPU Core
Bộ não trung tâm ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của website, ưu tiên 2 CPU Core trở lên khi sử dụng Share Hosting.
4: RAM
Ảnh hưởng tới tốc độ và độ mượt mà của website, RAM càng cao càng tốt, ưu tiên từ 2GB đến 4GB là quá đủ.
5: Disk I/O và IOPS
Thể hiện tốc độ đọc và ghi của ổ cứng.
Một website sử dụng ổ cứng xịn mà Disk I/O mà nhà cung cấp hosting cho quá thấp thì ổ cứng đó không nhiều giá trị.
Disk I/O và IOPS càng cao thì càng tốt, Disk I/O từ 50 trở lên là chấp nhận được và IOPS từ 1024 trở lên là ok.
Nhưng thường 2 chỉ số này thường hay đi với nhau, Disk I/O cao thì IOPS cao và ngược lại. Nên tí review hosting, tôi chỉ lấy Disk I/O làm đại diện thôi nhé.
Ok, bạn đã đủ kiến thức rồi…
Nhưng kiến thức thôi chưa đủ để bạn hiểu rõ, ta cần thực hành nữa nha. OK tới với thực hành nào.
Ví dụ thực hành 5 thông số cơ bản của hosting
Vạch trần các thông số ảo
Đầu tiên chúng ta sẽ so sánh 2 gói hosting được dùng nhiều nhất cho người mới tinh bắt đầu sử dụng website đó là Godaddy 12$/năm và Hawkhost 47$/năm.
Điểm chung của những người mua 2 gói này là họ chỉ dùng để tập làm website, và website hầu như ít có người truy cập thường xuyên, không phục vụ mục đích kinh doanh.
Godaddy (1$/tháng) | Hawkhost (3.99$/tháng) | |
Ổ cứng | 10 GB NVME ️✅ | 9,7 GB SSD |
Băng thông | Không giới hạn | Không giới hạn |
CPU | 1 CPU Core | 1 CPU Core |
RAM | 0.5 GB RAM | 1 GB RAM ✅ |
Disk I/O | 10 MB/s | 15 MB/s ✅ |
Nhìn ở bảng trên thì bạn cũng đã hiểu ra, vì sao gói của Hawkhost lại cho ra tốc độ website và hiệu suất mạnh hơn Godaddy.
Tuy Godaddy có ổ cứng NVME hiện đại hơn, nhưng điều đó không thể đánh bại nổi việc Hawkhost có gấp đôi lượng RAM, gấp 50% lượng Disk I/O. Điều này khiến cho Hawkhost có tốc độ website và độ chịu tải trâu bò hơn Godaddy rất rất nhiều.
Tuy nhiên, tôi sẽ bonus cho bạn thêm 1 điều rất hay ho và thú vị ở 2 sản phẩm gói dành người tập làm web của Hawkhost.
Bạn hãy cùng tôi nhìn bảng giá dưới đây của họ.
Đừng nhìn bảng giá trên web, nó thực sự là giá khi bạn mua 2 năm trở lên thì mới có giá như vậy (ít ai mua hosting 2 năm), còn nếu bạn bạn ấn vào mua thử chỉ 1 năm thì bạn sẽ thấy gói thứ nhất giá sẽ là 48$/năm và gói thứ 2 giá 108$/năm.
Mức giá gấp chênh nhau gần 3 lần, nhưng bạn có nhận ra điểm khác biệt duy nhất của chúng là gì không?
Hãy cùng trả lời với tôi nào?
3
2
1
À đúng rồi, đó chính là dung lượng ổ SSD. Gói 48$/năm là 9,7GB (10 000 MB), còn gói 108$/năm là KHÔNG GIỚI HẠN.
Vấn đề ở đây là: Điểm khác biệt duy nhất là dung lượng ổ SSD, trong khi RAM không tăng, CPU vẫn vậy, Disk I/O không tăng.
Vậy thử hỏi làm sao hiệu suất tăng lên được.
Vậy nên, nếu bạn đang sử dụng gói hosting 48$, và bạn cảm thấy web quá chậm và yếu, bạn quyết định tăng lên gói 108$/năm thì web của bạn vẫn y chang như vậy, bởi các thông số quan trọng đâu có thay đổi.
Sự thay đổi tích cực duy nhất là bạn sẽ làm được nhiều website hơn, lưu trữ được nhiều dung lượng hơn…
Nhưng vấn đề ở đây là, với thông số yếu như vậy, liệu bạn làm nhiều website, lưu trữ nhiều giữ liệu thì có ích gì, bởi càng nhiều web dùng chung 1 tài nguyên thì website bạn càng chậm dần.
Và ở phần phân tích về Ổ cứng lưu trữ, tôi đã chia sẻ với bạn: Phần lớn những người làm website để kinh doanh, bán hàng, marketing, xây dụng thương hiệu thì không bao giờ sử dụng vượt quá 12GB lưu trữ.
Vậy nên nếu như cầu của bạn như trên thì unlimited quả thật dư thừa và không cần thiết.
Chính vì điều đó, nên việc bạn nâng cấp lên gói đắt gấp 3 của Hawkhost là một điều không cần thiết và vô cùng lãng phí, vì nó chẳng giải quyết được vấn đề gì cả.
Vậy nên, nếu bạn đang dùng gói rẻ nhất của Hawkhost và bắt đầu thấy nó chậm vì số lượng khách hàng cũng như người truy cập của bạn tăng lên, thì đừng vì thế dùng gói cao tiền hơn của Hawkhost, hãy đổi bên cung cấp khác có các thông số cao hơn để dùng.
Trong quá khứ hồi mới làm website kinh doanh, tôi đã sử dụng gói 3$ của Stablehost, và để yên tâm cho công việc kinh doanh, tôi đã nâng cấp lên 1 gói hosting 22$/tháng của StableHost và khi tôi tung sản phẩm đang trong giai đoạn mọi người cùng vào mua hàng website của tôi lập tức bị treo, đơ luôn trong thời điểm đó. Bạn đủ hiểu rằng, tôi đã thiệt hại và tức giận như nào.
Tượng tự, nếu bạn truy cập DreamHost, một bên cung cấp hosting đang được rất nhiều affiliate Việt Nam giới thiệu thì bạn sẽ thấy bảng giá của họ như sau:
Bạn có thấy điều gì đặc biệt ở đây không, 2 gói started (giá gốc 4,94$) và gói Share Unlimited (giá gốc 8.95$) đều đang được sale xuống với mức giá bằng nhau là 2.95$.
Và sự thật thì đó không phải sale mà đó là giá gốc họ bán, vì bạn sẽ thấy họ sale từ năm này qua năm khác.
Vậy nhìn vào bảng giá trên, bạn chọn gói nào, đúng rồi 99% sẽ chọn gói Unlimited.
Thoạt nhìn sự khác nhau duy nhất họ ghi đó là 1 bên thì tạo được 1 website, còn 1 bên thì tạo được không giới hạn website, quanh đi quẩn lại nó chính là dung lượng ổ cứng mà tôi đã nói với bạn. Càng nhiều dung lượng ổ cứng, ta sẽ tạo ra được càng nhiều website.
Mà người tập làm web, bạn làm nhiều website để làm gì, bạn có dùng nhiều website trên 1 hosting chậm chạp như này không?
Trên thực tế, gói 4.94$ và gói 8.95$ về cơ bản nó là một, nó vẫn chung thông số tối thiểu 1 GB RAM, 1 CPU Core, Disk I/O 10 đến 15 MB/s.
Do đó cho dù bạn mua gói nào đi nữa thì website vẫn cứ chậm và nó y như trường hợp của Hawkhost mà tôi nói với bạn.
Đó là lý do mà họ sale cả 2 gói bằng giá nhau.
Người không biết sẽ nói Dream… thật hào phóng khi sale sập sàn gói đắt tiền của họ xuống bằng gói rẻ tiền… Nhưng bản chất 2 gói là như nhau về công năng sử dụng thực tế.
❓ Đến đây tôi thường nhận được một số câu hỏi rất hay.
Kiểu như các bạn lên website của hãng hosting nước ngoài mà các bạn được giới thiệu để sử dụng như: A2Hos…g, SiteG…, Drea..ost, Blue…st (tôi không muốn nhắc tên trực tiếp)
Và các bạn không thể tìm được 2 thông số đắt đỏ như CPU, RAM, DISK I/O ở đâu trên gói Share Hosting của hãng mà bạn được giới thiệu.
Và các bạn hỏi tôi thông số đó là bao nhiêu?
Các bạn không cần phải tìm nữa, đa phần đều là những thông số tối thiểu nhất có thể như 0,5 đến 1GB RAM, 10 đến 15 Disk I/O, RAM 1GB… vì nếu thông số đó cao thì họ đã công khai rồi.
Trên thực tế, bạn sẽ thấy rằng họ sẽ dấu các thông số đó những ngôn từ hoa mỹ dành cho người mới kiểu như: X20 lần tốc độ, CPU hiệu suất cao, không giới hạn SSD, không giới hạn lưu trữ…
Cũng có bạn từng hỏi tôi:
Các gói hosting nước ngoài đều chất lượng kém vậy sao?
Câu trả lời là KHÔNG HỀ.
➡ Các bên cung cấp hosting nước ngoài đều chất lượng, nhưng bạn cảm thấy nó “Không tốt” là do người giới thiệu cho bạn không hiểu hoặc không quan tâm đến nhu cầu của bạn mà giới thiệu sai cho bạn gói hosting bạn thực sự cần.
Điều này giống như câu chuyện về “hàng hóa Trung Quốc” vậy.
Rất nhiều người Việt ta chuyên đi nhập những mặt hàng giá siêu rẻ bên trung, sau đó mang về Việt Nam và bán giá siêu cao, sau đó người Việt mình dùng nhanh bị hỏng và nói rằng: Đồ Trung Quốc rất đểu.
Đồ 10 nghìn, về Việt Nam bạn phải mua với giá 200 nghìn, xong bạn dùng nhanh hỏng, bạn đổ tội cho đồ Trung Quốc vậy thì có công bằng hay không?
Thực tế đồ nội địa Trung Quốc rất xịn, không thua kém bất cứ quốc gia nào nhưng người nhập về đã chuộc lợi và mang tiếng xấu cho đồ Trung.
Và vẫn đề hosting cũng y như vậy.
Bản chất các hãng hosting ở nước ngoài đều rất chất lượng.
Người trong giới làm chung với tôi thường phân loại ra làm 2 loại share hosting, đó là Trial Hosting (Hay hosting dùng thử) và Pro Hosting (hosting chuyên nghiệp).
Và bất kì hãng cung cấp hosting hay công ty cung cấp hosting nào cũng đều tồn tại 2 loại hosting này, chỉ là tên của chúng được biến tấu khác nhau.
Hiểu biết về 2 gói hosting này rất quan trọng để bạn có thể chọn được 1 gói hosting chất lượng cao.
1: Trial Hosting
Gói Trial Hosting là các gói thường có giá dưới 10$/tháng, đây là những gói cho người tập làm website, người mới dùng website.Điều quan trọng đây là gói mà nhà cung cấp hosting coi như để cho khách hàng dùng thử website.
Đối với quốc tế, giá dưới 10$/tháng là giá dùng thử là điều bình thường (Ví dụ như GDP bình quân đầu người ở Mỹ gấp 19 lần Việt Nam, nên có thể hiểu rằng: Cảm giác bỏ ra 10$/tháng dùng thử của người Mỹ gần giống như cảm giác bỏ ra 0,5$ = 10 nghìn/tháng của chúng ta để dùng thử vậy).
Đó là lý do vì sao các gói này luôn có những thông số thấp nhất có thể và mặc định các thông số này sẽ được ẩn đi bằng các từ ngữ hoa mỹ, ẩn đi vì tệp khách hàng các gói này có xem cũng chẳng hiểu gì. Thứ hai là các gói dùng thử ở đâu chả thấp như nhau trừ 1 vài công ty hiếm hoi công khai thông số kể cả gói yếu, tôi cực kì tôn trọng các công ty như vậy
(tôi sẽ chia sẻ cho bạn những công ty này sau)
Và mục đích của các gói “Trial hosting” ở các công ty nước ngoài mà chúng ta thường được giới thiệu từ những người làm affiliate ở Việt Nam thì phần lớn chỉ là để cho khách hàng dùng thử, sau đó khách hàng sẽ update lên những gói hosting chất lượng cao của họ với mức giá từ 16$ đến 80$/tháng của nhà cung cấp hosting.
Các hãng hosting này luôn trả cho những người tiếp thị liên kết cho gói share hosting (gần như dùng thử) của họ mức hoa hồng rất cao, thậm chí là cao hơn là giá sản phẩm. Ví dụ khi bạn bán được gói hosting 50$/năm, họ sẵn sàng trả bạn 70$.
Và cái họ muốn là sau khi khách hàng mua gói 50$, sau khi dùng một thời gian thấy tốt, họ sẽ up lên gói đắt tiền hàng trăm $/năm lãi của họ sẽ bắt đầu từ đó.
Nhưng có một bộ phận không nhỏ người làm tiếp thị liên kết ở Việt Nam bây giờ (trong đó có cả tôi ở 7 năm trước 😰) không hiểu điều này, đi quảng bá các gói share hosting này như thế gói sử dụng chính để hoạt động cho công việc kinh doanh và tạo thu nhập cho khách hàng.
Để rồi xảy ra 2 trường hợp với khách hàng sử dụng:
➡ Trường hợp 1: Khách hàng sử dụng thấy quá tệ và chậm, sau đó chuyển sang hãng khác hoặc vì chậm và yếu nên ảnh hưởng tới kinh doanh nên họ không dùng website nữa. Vậy là hãng hosting mất tiền vì không thu được lợi nhuận từ việc khách hàng update lên sản phẩm giá trị cao.
➡ Trường hợp 2: Khách hàng sử dụng triệt để website, khi website hơi phát triển 1 xíu, họ bắt đầu thấy không thể sử dụng được nữa vì quá chậm, họ sẽ đánh giá hosting này không tốt, và họ cũng chẳng để ý để các gói cao cấp hơn nữa và họ đánh đồng mọi Share Hosting đều đểu như nhau.
Sau đó họ chuyển sang một thứ phức tạp hơn để dùng, đó là VPS (một hệ quản trị phức tạp hơn nhưng mạnh mẽ hơn) (bản thân tôi cũng từng là khách hàng nên tôi hiểu rất rõ)
Vậy cuối cùng vẫn là hãng hosting mất tiền vì không thu được lợi nhuận từ việc update lên sản phẩm giá trị cao.
Và bạn thấy đầy, dù thế nào đi nữa hãng hosting hay nhà cung cấp hosting vẫn mất tiền. Đó là lý do tại sao từng hãng hosting trả trên 100% đểu gạch Việt Nam ra khỏi những người được làm Affiliate, những bên đang còn tồn tại ở Việt Nam sẽ dần dần giảm hoa hồng và sớm muộn cũng gạch Việt Nam ra thôi nếu như các bạn làm Affiliate chưa hiểu ra điều tôi đang cố gắng truyền tải.
Bởi vì sao lại vậy? Vì hãng hosting đâu còn có lợi nhuận, đó là những gì tôi đã quan sát các hãng cung cấp hosting trả hoa hồng lớn lần lượt rời bỏ Việt Nam trong suốt những năm qua.
ok, bạn đã hiểu về gói Trial Hosting rồi chứ hãy cùng đến với gói tiếp theo.
2: Pro Hosting
Pro Hosting là gói website chuyên nghiệp dành cho những người “Thực sự dùng hosting” để làm website bằng wordpress để phát triển công việc, thương hiệu của họ.
Hay nói ngắn gọn, Pro Hosting là hosting chuyên nghiệp dành cho người dùng THẬT.
Hiện nay việc ra đời của ổ cứng NVMe được nâng Pro Hosting lên 1 nấc thang mới trong hiệu năng và tốc độ của website.
Nên những hosting chất lượng bây giờ không còn là Pro Hosting mà phải là ” Pro NVMe Hosting” (Hosting chuyên nghiệp sử dụng ổ cứng NVMe)
Đặc điểm của các gói Pro NVMe Hosting đó là:
➡ Sử dụng ổ cứng NVMe (Ổ cứng hiện đại này giúp tăng tốc website rất rất nhiều lần so với SSD thông thường nhưng giá sẽ đắt hơn nên có một vài hãng không đầu tư cho khách hàng)
➡ Dung lượng NVMe có giới hạn (Vì gói này dành cho người thực sự làm website, chứ không phải dành cho người mới tìm hiểu, nên các hãng sẽ không dám nổ “unlimited” hay không giới hạn, mà luôn có một mức giới hạn cụ thể)
➡ Có thể bên cung cấp sẽ công khai cả số RAM, số CPU Core, hoặc Disk I/O, hoặc IPOS, nếu bên nào không có, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu họ cung cấp thông số cho những gói từ Pro Hosting trở lên này.
➡ Điểm chung nhất là giá thường giao động từ 16$/tháng đến 80$/tháng.
Đến đây một số bạn biết dùng VPS sẽ nói, giá thể này tôi dùng VPS luôn cho rồi, nhanh hơn và nhiều dung lượng hơn.
Tôi cũng đã dùng VPS, nhưng sự thật thì dùng VPS người bình thường khó có thể dùng, bởi ta hầu như phải tự cấu hình mọi thứ. Có rất nhiều sai sót xảy ra ngay cả khi bạn đã dùng quen, điều này khiến bạn rất nặng đầu và mệt mỏi.
Lời khuyên chân thành: Nếu bạn có kiến thức về Server thì hãy dùng VPS, còn bạn không có kiến thức server mà bạn gắng sức dùng VPS bằng cách sử dụng một tập lệnh nào đó như VPS S*M hay La**ps thì sẽ vô cùng vật vả với các lỗi phát sinh mà khó xử lý được.
Còn bạn chút kiến thức về Server, tự tin fix các lỗi khó xử, cứ VPS và kết hợp với La**PS mà xài sẽ lãi hơn.
Bản thân tôi thì đã dùng VPS cũng được hơn 2 năm, nhưng hầu hết học viên và người xung quanh của tôi thì không dùng được, tôi muốn giới thiệu và hướng dẫn học cũng khó.
Trong khi châm ngôn làm việc của tôi là: Làm những gì tôi nói và dạy những gì tôi làm.
Vì vậy nên tôi đã quay trở về dùng hosting và hướng mọi người sử dụng sang NVMe Pro Hosting (share hosting dung lượng cao), tuy giá đắt hơn những cái gì cũng có giá của nó.
Bạn không biết gì về công nghệ, về server, bạn là một sinh viên, mẹ bỉm sữa hay một công chức không liên quan gì đến máy tính, bạn vẫn có thể sử dụng được share hosting một cách đơn giản.
Quay lại với cái giá NVMe Pro Hosting có giá giao động từ 16$ đến 80$/tháng.
Nghe rất cao và áp lực đúng chứ, nhưng yên tâm là trong bài này, nếu bạn thực sự hiểu những gì tôi chia sẻ thì tôi sẽ giúp bạn vẫn sử dụng được Pro NVMe Hosting với giá rẻ gấp nhiều lần và giá không đáng bận tâm.
Và hiển nhiên là các hãng cung cấp hosting mà chúng ta thường thấy như: A2Hos…g, SiteG…, Drea..ost, Blue…st đều có cả 2 gói Trial Hosting và Pro NVMe Hosting.
Chúng ta chê các hãng hosting đó đều vì ta chỉ được giới thiệu về các gói Trial Hosting của họ, còn thực sự rất ít người Việt biết đến sự tồn tại của các gói Pro NVMe Hosting.
Tôi bây giờ chỉ cho bạn thấy ví dụ về các gói Pro NVMe Hosting của các hãng nhé.
Lưu ý: Các hãng hosting đều show cho bạn mức giá khi mua 24 tháng hoặc 36 tháng một lần thì mới có mức giá như trên web, thực tế chúng ta chỉ mua nhiều nhất 12 tháng, nên tôi sẽ show mức giá thật của họ nếu bạn mua 12 tháng, điều này sẽ chênh khoảng 10 đến 15% so với mức giá khi bạn bấm vào web tôi đưa để xem.
Trong các ví dụ dưới đây, tôi sẽ không phân tích tất cả các sản phẩm của một gói hosting của một hãng bên dưới, mà tôi chỉ nói về gói “Gói thực dụng”.
Tôi định nghĩ “Gói thực dụng” là gói có giá rẻ nhất nhưng thông số phải đủ dùng để tốc độ website nhanh nhất, độ chịu tải trâu đủ để chịu 1 lượng khách hàng lớn vào mua hàng cùng 1 lúc khi tung sản phẩm hay ra mắt sản phẩm.
Hoặc đôi khi là chịu tải được khi bạn hướng 1 lượng người xem hay khách hàng vào xem cùng lúc mà website vẫn nhanh và ổn định.
Điều này giúp cho bạn an tâm phát triển công việc kinh doanh lâu dài mà không gây ra sự cố đáng tiếc nào.
Thông số tối thiểu ở đây tôi muốn đó là:
➡ Có Cpanel (bảng quản trị hosting đơn giản)
➡ Ổ cứng: SSD trở lên, NVMe càng tốt (giá sẽ cao hơn), dung lượng trên 15GB
➡ Băng thông: Không giới hạn
➡ RAM: 2GB trở lên, 3GB thì quá tuyệt vời
➡ 2 CPU Core là tuyệt vời.
➡ Disk I/O: Ít nhất phải trên 50 MB/s
Sau đây tôi sẽ phân tích các Pro Hosting hoặc Pro NVMe Hosting (nếu có) của các bên cung cấp hosting được quảng bá nhiều nhất ở Việt Nam nhé.
Phân tích các Pro NVMe Hosting được tin dùng
1. DreamHost
Bảng giá Pro Hosting được đặt dưới tên “DreamPress” (Không có NVMe)
Wow, bạn thấy điểm kì lạ ở đây chưa?
Ở gói Trial Hosting, với 2,95$ thì họ nói như thể chẳng giới hạn điều gì nhưng với gói dành cho “người dùng thật” với kể cả gói cao nhất 71,95$/tháng, ổ cứng SSD chỉ giới hạn 120GB và giới hạn luôn lượt truy cập 🤣 (bạn phải thông cảm vì đó là cách làm mà các công ty hosting ở cường cuốc “Marketing” đều làm vậy)
Đánh giá từ cá nhân tôi:
Trước đây tôi cũng dùng DreamHost, thậm chí tôi còn làm tiếp thị liên kết cho DreamHost.
Bởi vì trước đây DreamHost thuộc loại hosting xịn xò hàng đầu được rất nhiều người “Có điều kiện” sử dụng, vì thực sự giá thành của Drea*H*st cao hơn mặt bằng chung.
Nhưng bây giờ không hiểu sao họ đã bỏ đi một thứ rất quan trọng đó là bảng quản trị Cpanel, điều này khiến cho việc quản trị website trở nên khó khăn và phức tạp, kiểu như mình anh chơi 1 kiểu.
Điều này là gây ra nhiều cuộc phẫn nộ lớn đến từ cộng đồng làm web, rất nhiều người đã bỏ Dre**Ho** để chuyển sang bên khác.
Mặc dù việc bỏ Cpanel này giúp Dre** tiết kiệm chi phí, từ đó giảm giá cho khách hàng, những kể cả giá đã giảm sâu rồi thì thực sự bản thân tôi vẫn không chấp nhận được. Vì bây giờ có những bên giá còn thấp hơn Dre**** rất nhiều mà còn có Cpanel cho khách hàng sử dụng.
Bỏ qua bảng điều khiển mới của Dre… thì với thông số đó chúng ta cũng có thể đánh giá đây không phải là 1 hosting tệ.
2. A2hosting
Đây là một nhà cung cấp hosting mà tôi đã dùng, và cũng đã là nhà tiếp thị liên kết của A2, sử dụng hosting của A2.
Tuy nhiên A2 hiện tại bảng giá đang hơi cao so với thị trường.
Bảng giá Pro NVMe Hosting được đặt dưới tên “Managed WordPress” (đáng khen có NVMe)
Pro NVMe Hosting, chủ lực là gói JUMP (23$/tháng), xem thêm tại link này
Bạn có thể nhìn thấy trên ảnh, chính bản thân tôi đã hỏi trực tiếp thông số từ đội ngũ kĩ thuật và bây giờ tôi sẽ show cho bạn thấy.
Việc bỏ ra từ 18$/tháng đến 47$/tháng chúng ta có gì?
Có Cpanel, 2 CPU Core, 4GB RAM, IOPS 2048
Mọi chỉ số đều ổn cho đến khi tôi nhìn thấy Disk I/O của tất cả các gói, kể cả gói 47$/tháng chỉ là 10 MB/s.
Như bạn đã biết, Disk I/O ảnh hưởng đến toàn bộ các thông số khác. Cho dù các thông số trước có cao đến mấy mà Disk I/O thấp thì bạn không thể khai thác hiệu quả được phần cứng mà bạn đã có.
Vì để chia được nhiều người dùng hơn trên một hệ thống, nên rất nhiều bên cung cấp Hosting đã đưa thông số này về tối thiểu. Điều đó giúp họ tăng lợi nhuận rất nhiều, đồng nghĩa với việc người dùng giống như cho 1 chiếc xe máy nhưng bắt họ đi bộ vậy,
Vậy thì thà cho 1 chiếc xe đạp để tự đạp còn nhanh hơn.
Có rất nhiều hãng rẻ hơn rất nhiều mà lượng Disk I/O của họ còn gấp đôi, gấp 3, thậm chí gấp 10 lần A2.
Đó là lý do vì sao với số tiền tương đôi cao hơn thị trường, kể cả có ổ NVMe đi nữa thì giá vẫn cao, trong khi trang bị cấu hình khôn lỏi như vậy thì bản thân tôi, dưới sự hiểu biết hạn hẹn của mình sẽ không chọn A2 để giới thiệu cho khách hàng của mình.
Và rất nhiều bên khác cùng quốc gia, giao diện tương tự như A2 cũng y chang, bạn tự phân biệt nhé.
Một bên cung cấp khác đó là Hostinger cũng tương tự A2hosting.
3. HawkHost
Đây là một bên cung cấp hosting khá uy tín tại Việt Nam với giá thành hợp lý, hãy cùng xem các gói Pro Hosting của họ thể nào nhé.
Các gói Pro Hosting được gọi dưới tên “Semi Dedicated Hosting” và bên dưới và bảng giá.
HawkHost có một điểm mà tôi yêu thích đó là họ công khai mọi thông số chứ không hề dấu diếm như những hãng khác.
Và đây là thông số của họ.
Nhìn trên ảnh thì bạn cũng thấy:
Trên cả 2 gói Pro Hosting đều là: Có Cpanel, 2 CPU Cores, 2GB Ram, không giới hạn băng thông và Disk I/O là 30 MB/s (gấp 3 lần A2hosting), EP 100 và NPOS 150 (Cao hơn 50% so với A2)
Tuy nhiên lại không có NVME.
Nhưng vì họ công khai mọi thứ, các thông số cũng rất hợp lý và không bị ảo kiểu như cho rất nhiều RAM, Dung lượng NVMe các thứ xong cho có Disk I/O như ai đó.
Vậy nên nếu bạn có điều kiện và muốn sử dụng 1 hosting chất lượng, bạn có thể chọn HawkHost nhé.
Và nếu bạn tin tưởng mình, hãy ấn vào link bên dưới để mua hosting từ Hawkhost nhé
Sau khi vào trang đó, bạn hãy ấn vào All Product -> Chỗ Cloud Web Hosting thì hãy chọn “Semi Dedicated Hosting” nhé.
Tất nhiên bạn click vào link đó để mua, tôi sẽ được 40% hoa hồng của bạn. Bạn có thể coi đó là phần thưởng cho bài viết giá trị này! hihi 😛
Một điều nữa, đó là không phải do tôi ham hoa hồng cao mà giới thiệu Hawkhost đâu, vì 2 thằng A2Hosting và Dreamhost còn trả hoa hồng cao gấp đôi Hawkhost.
Không biết thế nào chứ, sau khi phân tích nhiều hãng cung cấp hosting, tôi nhận thấy rằng:
Hãng hosting nào càng trả tiền cho người tiếp thị liên kết (Affiliate) càng cao, thì chất lượng thực sự lại càng kém.
Vì có lẽ họ phải giảm thông số đi để đủ tài nguyên chia cho nhiều người khác.
Trong 3 bên tôi vừa chia sẻ, thì Hawkhost trả tiền Affiliate chỉ chưa bằng một nửa so với các bên kia nhưng cuối cùng Hawkhost lại là hoàn hảo nhất.
Có thể bạn đang cười tôi và nói:
Ông có business cung cấp Hosting mà ông lại còn đi làm Affiliate cho hãng hosting khác
Câu trả lời là: Đơn giản vì tôi biết Hawkhost tốt nên tôi muốn giới thiệu cho bạn nào có điều kiện mà không quan tâm đến giá mua.
Tất nhiên về độ uy tín thì Hawkhost lâu đời hơn business của tôi rất nhiều rồi, tôi cũng luôn muốn bạn sử dụng những sản phẩm tốt nhất.
Và quan trọng hơn, khi bạn mua của Hawkhost khi tôi được 40% hoa hồng lần. Ví dụ bạn trả 203$/Năm thì tôi được tận 81$ lận mà không cần cần bàn giao sản phẩm, hỗ trợ kĩ thuật, không mất tiền vốn để tạo sản phẩm gì cả.
Giới thiệu Hawkhost cho bạn xong, cầm 40$ và ăn ngon ngủ kĩ thôi, vì giới thiệu cho bạn Hawkhost là tôi yên tâm rồi.
Còn nếu bạn mua Pro Hosting tôi cung cấp, giá thấp gấp 10 thì trừ vốn và mọi chi phí đi thì tôi cũng lãi cũng chỉ dc vài $. Vậy nên tôi phải tự bán cả gần hơn chục sản phẩm và mất công chăm sóc, điều hành mới được bằng 1 sale Affiliate ấy chứ 😎
Tôi yên tâm không phải vì giá Hawkhost hợp lý, cũng không phải vì nó quá xịn nhưng so với các hãng hosting đang được quảng bá tràn lan ở Việt Nam thì Hawkhost trong lòng tôi hiện là số 1 và bạn cũng dễ dàng thấy được điều đó khi bạn tự phân tích. (Vì bây giờ bạn đã có người có kiến thức rồi đúng chứ)
Đây là bảng giá của gói Pro Hosting của Hawkhost
Nhìn vậy thôi, chứ nó không phải giá thật đâu. Đó là mức giá nếu bạn mua gói 2 năm trở lên.
Còn dưới đây mới là mức giá khi bạn mua 1 năm.
Không phải 15.99 tới 39.99$/tháng. Mà lúc này là 17.99 đến 41.99$/tháng khi bạn mua 1 năm một.
Tương đương với thanh toán lần đầu của bạn sẽ là: 215$ đến 503$ một năm.
Tương đương với 5 triệu đến 12 triệu/năm.
Nếu bạn có điều kiện thì cứ Hawkhost mà múc thôi, không cần lo nghĩ gì.
Còn nếu bạn vẫn đang thấy mức giá của Hawkhost còn quá cao so với mức chi trả của bạn, thì tôi muốn giới thiệu với bạn một con đường thứ 2 nhé.
4. BootOcean
Trong quá khứ, khi đã có kinh nghiệm, bất cứ ai hỏi tôi rằng:
Nên chọn gói Hosting nào giá hợp lý mà hiệu năng xuất sắc tôi luôn giới thiệu cho họ gói Nestling (17.99$/tháng) của Hawkhost cho họ.
Nhưng thực sự thì 10 người được giới thiệu, chỉ có 4 người có điều kiện sử dụng còn 6 người thì đành phải sử dụng các “trial hosting” tạm bợ.
Khi dùng “trial hosting”, ngoài học làm website cho đẹp thì gần như khó mà thực sự kinh doanh tử tế được. Bạn đã bao lần bỏ một công cụ chỉ vì nó quá thiếu ổn định và không giúp ích được gì nhiều cho bạn?
Là một người có đam mê và kinh nghiệm với Website, tôi tự hỏi:
🙄 Liệu có cách nào để sử dụng 1 gói Pro NVMe Hosting với giá chỉ bằng 1 gói Trial Hosting hay không?
Và câu hỏi đúng này đã bùng nổ tâm trí tôi. Và tôi dấn thân đi tìm kiếm câu trả lời.
Tôi nhận ra:
Rõ ràng các hãng hosting trả rất nhiều hoa hồng, có hãng còn trả hơn 100% hoa hồng cho người giới thiệu, vì vậy đây hẳn là một ngành “SIÊU LỢI NHUẬN” thì họ mới dám làm vậy.
Tức một gói hosting sau khi trừ mọi chi phí đi, cho dù họ có trả phần lớn hoa hồng cho người tiếp thị, họ vẫn có lãi.
Vậy nên giá thực sự của 1 gói hosting chắc chắn chỉ bằng 1/10 mà thôi.
Có nghĩa là những gói Trial Hosting thay vì 3$, 7$/tháng thì chỉ đáng giá 0,5$/tháng là căng.
Còn giá thực sự của một gói Pro Hosting hay cao hơn và NVMe hosting, thay vì 20$, 70$ thì cùng lắm là dưới 5$/tháng là căng.
Và sau một thời gian dài tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận ra rằng:
Mình đã đúng 😎
Và kể từ đó, tôi quyết tâm dành một khoảng thời gian dài để tạo ra 1 business cung cấp những Pro NVMe Hosting với những cấu hình cao nhất, và giá chỉ bằng 1 Trial Hosting ngoài kia.
Tôi không cung cấp Trial Hosting bởi nó không mang tính thực tế để sử dụng, vì lúc này tôi đã cung cấp Pro NVMe Hosting với giá bất cứ ai cũng mua được rồi, thì bán Trial Hosting làm cái gì nữa đúng chứ.
Và đó là lúc tôi đã tạo ra BootOcean.com
Hãy xem bảng giá của chúng tôi:
Hiện tại tôi có 4 gói Pro NVMe Hosting đang cung cấp.
Trừ gói Study (0.6$/tháng), gói này bản chất còn xịn hơn gấp nhiều lần các gói trial hosting đang bán 3$/tháng trên thị trường, có Cpanel, NVMe, thậm chí Disk i/o của nó còn được 50MB/s.
Mục đích đưa ra gói này để mọi người có nơi để tập làm website với 1 Pro NVMe Hosting chính hiệu.
Tuy nhiên chúng tôi hiện đang tạm dừng gói này, vì giá quá rẻ nên thu nhập quá lắt nhắt và tốn quá nhiều nguồn lực không cần thiết của chúng tôi, có thể tương lai chúng tôi sẽ mở lại.
Vì vậy bạn chỉ cần quan tâm đến 3 gói chính vẫn còn đang chạy.
Hãy xem thông số khủng vượt trội của 3 gói chính của chúng tôi.
Bạn thấy được một điều đặc biệt ở tất cả các gói của BootOcean, chúng tôi không cho bạn các thông số dư thừa giống như 200GB dung lượng hay không giới hạn dung lượng, vì điều đó không cần thiết và chỉ dùng để Marketing.
Tất cả mọi thông số đều ở mức hợp lý nhất và trang bị công nghệ cao cấp nhất.
Ví dụ 1 : Không phải SSD, chúng tôi trang bị 100% ổ cứng NVMe trên mọi sản phẩm.
Ví dụ 2 : Mức Disk I/O thay vì chỉ 10MB đến 30MB/s như các bên khác, chúng tôi luôn để mức Disk I/O luôn ở mức 100MB/s tới 200MB/s.
Với mức này mới đủ để tận dụng hết sức mạnh của lượng ổ cứng NVMe và lượng RAM lớn và các thông số lớn khác mà chúng tôi cung cấp.
Mọi gói thậm chí còn rẻ hơn 1 gói trial hosting ngoài kia, nhưng cấu hình thậm chí còn mạnh hơn các Pro NVMe Hosting có giá hàng chục $/tháng ngoài kia.
Thực sự khi triển khai thành công Business này, những người xung quanh, bạn bè, học viên của tôi đã không còn phải quan tâm đến giá của hosting nữa, trong lúc đó website tốc độ cao và mạnh mẽ, thỏa mái đón lượng khách hàng lớn tới mà không lo bị đơ và sập như trước.
Để rõ ràng hơn, tôi muốn đem các gói hosting đáng mua nhất của các hãng khác ra so sánh với gói hosting “Business” của BootOcean.
Chú thích:
Gói hosting đáng mua: là gói được giới hiểu biết đánh giá cao nhất vì gói này có thông số hợp lý nhất so với giá tiền phải trả của một hãng cung cấp hosting.
Ví dụ như giữa gói 15.9$/tháng và gói 41$/tháng của Hawkhost, đa số mọi người người hiểu biết sẽ chỉ mua gói 15.9$ vì cho dù bạn có tăng lên gói 41$ thì ngoài dung lượng lưu trữ vô ích ra, bạn chẳng được tăng thêm bất cứ thông số gì.
Vậy nên gói 15.9$ có thông số hợp lý nhất so với giá tiền phải trả nên nó chính là một gói hosting đáng mua nhất trong Pro Hosting của Hawkhost.
Hãy cùng xem bảng dưới đây khi so sánh các gói Pro hosting đáng mua của các hãng khác với BootOcean nhé.
(Bên trên là tên hãng, bên dưới là tên gói đáng mua của hãng đó. Bạn có thể click vào tên của gói để tới trang mua hàng của gói đó, giá bên dưới là mức giá khi mua theo năm của từng hãng)
BootOcean | HawkHost ( :arrow: Nestling) | Hostinger | A2Hosting ( ➡ Jum) | DreamHost | |
Giá khi mua 1 năm | ✅ 3.85 $/tháng | 15.99 $/tháng | 17 $/tháng | ⚠️ 22.99 $/tháng | 16.95 $/tháng |
Dung lượng | ✅ 28 GB NVMe | 20 GB SSD | 200 GB SSD | ✅ 250 GB NVMe | 30 GB SSD |
RAM | 3 GB | 2 GB | 3 GB | 4 GB | ⚠️ Không công khai |
CPU Core | 2 | 2 | 2 | 2 | ⚠️ Không công khai |
Disk I/O | ✅ 180 MB/s | ✅ 30 MB/s | ⚠️ 10 MB/s | ⚠️ 10 MB/s | ⚠️ Không công khai |
IOPS | 2048 | 2048 | 128 | 2048 | ⚠️ Không công khai |
Cpanel | Có | Có | Có | Có | ⚠️ KHÔNG |
Băng thông | Không giới hạn | Không giới hạn | Không giới hạn | Không giới hạn | 100 000 visit/tháng |
Bạn có thể so sánh BootOcean với hầu hết các hãng cung cấp hosting trong và ngoài nước, cùng một ổ cứng NVMe, cùng một lượng RAM, CPU, IOPS, EP Hay NPOS thì bạn sẽ thấy BootOcean luôn có chi phí thấp hơn nhiều lần.
Hay nếu mua cùng 1 mức giá thì Hosting của BootOcean luôn có cấu hình gấp nhiều lần.
Bạn đang tự hỏi:
Tại sao Linh bán rẻ như vậy?
Câu trả lời của tôi là: Tôi đâu có bán rẻ, bản chất giá thực sự của nó rẻ như vậy mà…
Bởi bạn biết đấy, hầu hết mọi công ty Cloud Hosting xịn bây giờ đều là hợp tác mua và sử dụng tài nguyên cùng một nguồn… Giá nhập vào là như nhau, còn cao hay thấp là do mức mong muốn lấy lợi nhuận cao hay thấp từ người kinh doanh mà thôi.
Tại sao tôi không lấy lợi nhuận cao?
Tôi không muốn nói lại vì tôi đã có một bài viết rất dài giải thích điều này, hãy cùng đọc bài ở link này nhé.
Nếu bạn là người đang kinh doanh hosting mà đọc được bài này thì tôi muốn tâm sự ngắn thế này 😐
Tôi không có định kinh doanh hosting và cạnh tranh với bạn, tôi chỉ muốn giúp đỡ bạn bè, những người theo dõi đang khởi nghiệp xung quanh tôi và người đó có thể là bạn, người đang đọc trang website này.
Tôi sẽ không chạy quảng cáo hay mở rộng business này, tôi sẽ cố gắng giữ nó nhỏ để chi phí luôn nhỏ nhất, từ đó giá sẽ là thấp nhất.
Bạn không cần lo lắng tôi sẽ cạnh tranh với bạn, bởi tôi chỉ giúp đỡ được số lượng nhỏ và có hạn. Đừng quan tâm đến tôi, chúng ta ở 2 thị trường khác nhau
Thay vì chú ý đến tôi, hãy tập trung phát triển business cung cấp hosting của bạn để hỗ trợ tốt nhất cho người Việt và cộng đồng xung quanh bạn.
Lời khuyên chân thành
Và nếu bạn đang đọc đến đây, tôi tin bạn cũng tự biết cách chọn hosting cho mình rồi và tôi cũng đã mãn nguyện khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nếu bạn hỏi tôi nên chọn cụ thể hosting nào, thì tôi sẽ đưa ra cho bạn 2 lựa chọn:
➡ 1: Nếu bạn có điều kiện và muốn chọn 1 hosting lâu đời và nổi tiếng thì Hawkhost là lựa chọn số 1. Bấm vào link này để mua nhé!
➡ 2: Nếu bạn là người khởi nghiệp và bạn muốn từng đồng tiền bạn bỏ ra đều đáng giá từng xu, hay chỉ đơn giản là bạn thích tôi, hay đơn giản bạn muốn gắn bó thêm với con người nhỏ bé này, thì hãy cho tôi cơ hội để được phục vụ bạn, bằng cách hãy sử dụng hosting của BootOcean do chính tôi và đội ngũ cung cấp.
Bạn sẽ được 1 Pro Hosting chất lượng gấp nhiều lần, với mức giá chỉ bằng 1/10 các hãng khác. Bấm vào đây để mua nhé!
Hãy cho tôi, Nguyễn Quang Linh có được cơ hội được phục vụ bạn và đem đến cho bạn những điều tuyệt vời nhất.
Không chỉ hosting, tôi còn rất nhiều giá trị muốn trao tới bạn như các phần mềm, chương trình đào tạo, công cụ, v.v.. Và tôi muốn được giúp bạn, cùng bạn khởi nghiệp thành công đúng nghĩa.
Từ đó biết đâu chúng ta sẽ góp phần nhỏ bé vào việc đưa đất nước phát triển thì sao nhỉ?
Hơi xa xôi nhưng không gì là không thế.
À, nhớ comment cho tôi cảm nghĩ của bạn khi đọc bài viết này nhé, tôi rất vui khi được lắng nghe bạn góp ý, cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này.
Cảm ơn bạn, tôi là Nguyễn Quang Linh. Và tôi chờ đợi để được giúp đỡ và cùng bạn khởi nghiệp thành công… Hẹn gặp lại!
Nếu có gì cần hỏi hay thắc mắc thì bạn cứ comment bên dưới nhé
Ui, chưa bao giờ em đọc dc một bài viết chi tiết về host làm web như vậy, cảm ơn sự tận tâm của anh, em chúc anh và gia đình luôn có thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc ạ
Cảm ơn em nhiều nha
Chào Linh. Cảm ơn vì bài viết rất công phu và chi tiết. Tiếc là mình không biết đến bạn từ sớm hơn. Cho mình hỏi là, nếu mình lập website hướng đến thị trường Âu – Mỹ mà mua host trong nước như BootOcean thì có ảnh hưởng gì không những khi đường cáp quang bị trục trặc (kiểu cá mập cắn cáp:)). Xin được cảm ơn trước!
Hi, chào cậu, cảm ơn vì đã comment…
Bây giờ tớ sẽ trả lời câu hỏi của cậu
Cậu lập web hướng đến Âu Mỹ thì nên mua host đặt tại Âu Mỹ là tốt nhất.
Nhưng nếu cậu cứ cố chấp mua host tại Việt Nam thì cũng không sao.
Đa phần mọi người đều sẽ dùng Cloudflare để trỏ tên miền, ngay cả cậu học làm web của tớ thì tớ cũng hướng dẫn cậu dùng cloudflare, vì cloudflare có các server đặt khắp thế giới, nên traffic của cậu ở Mỹ thì nó sẽ đẩy dữ liệu ở server từ Mỹ đến người dùng, Traffic của cậu đến từ Việt Nam thì Cloudflare sẽ đẩy dữ liệu từ server đặt tại Việt Nam hoặc gần Việt Nam tới khách hàng, nên dù ở đâu đi nữa thì nó vẫn nhanh.
Quan trọng cấu hình host của cậu đủ khỏe hay không?
Một điều nữa: BootOCean của tớ không đặt server trong nước mà tớ đặt tại Singapore, Ấn Độ, Mỹ nên dù cậu hướng tới thị trường nào thì tốc độ luôn nhanh và ổn định, tốt nhất là kể cả cậu có mua gói host cực đắt đi nữa, thì cứ thêm cloudflare cho chắc… vì cloudflare còn giúp cung cấp ssl miễn phí, bộ nhớ cache, tối ưu tốc độ, bảo mất ..v.v… và nó có 1 cái là CDN giúp giảm tải cho máy chủ của cậu.
Vậy nên, nếu chỉ hướng tới 1 thị trường thì mua host đặt luôn tại đó, không cần cloudflare… nhưng để đảm bảo nhiều quốc gia đều được truy cập ổn định, hay mua hosting ở một nơi đặt giữa các vị trí cậu hướng tới (Sing, Hoa Kì, Ẩn Độ là có thể bao phủ rồi), sau đó thêm clouflare là oki luôn.. và cloudflare thì MIỄN PHÍ, kk
Hy vọng câu trà lời đủ thỏa mãn cậu, nếu còn gì thắc mắc, hãy nhắn tin vào fanpage của tớ nhé, sẽ có nhân viên trực tiếp trả lời, chúc cậu một ngày tốt lành
Cảm ơn Linh đã trả lời chi tiết. Sắp tới có web mình sẽ thử.