Nguyễn Quang Linh

Lừa Đảo Trong Giới Đào Tạo Online Và Những Sự Thật Nghiệt Ngã Đằng Sau Hậu Trường

🙄 Ông này lừa đảo đấy, chuyên gia này lừa đảo đấy, chuyên gia kia lừa đảo đấy, ông này vớ vẩn lắm, ông kia vớ vẩn lắm .v.v

Tôi tin rằng: Có một tỷ lệ nào đó những người đọc bài viết này, vì họ vừa tìm kiếm trên google với từ khóa theo công thức:

1 Chuyên gia + lừa đảo

Hoặc 1 chuyên gia + Có lừa đảo không

 

Ví dụ:
Anthony Robbins lừa đảo (Anthony Robbins scam)

(Chú thích: Tony Robbin là một người truyền cảm hứng và một nhà đào tạo phát triển con người hàng đầu thế giới)

 

Robert Kiyosaki lừa đảo (Robert Kiyosaki scam)

(Chú thích: Robert kiyosaki là tác giả của bộ sách nổi tiếng thế giới “Dạy con làm giàu”

 

Gary Vaynerchuk lừa đảo (Gary vaynerchuk scam)

(Chú thích: Gary vaynerchuk là một doanh nhân, tác giả và là người siêu nổi tiếng trên internet được cộng đồng quốc tế công nhận và có kênh youtube nhiều triệu sub)

 

Frank Kern lừa đảo ( Frank Kern scam).. Rusell Brunson Scam …v.v..

(Chú thích: Một nhà marketing nổi tiếng thế giới)

Và còn rất nhiều cái tên nổi tiếng thế giới nữa

 

Hầu hết ai nổi tiếng quá mức đều sẽ có bài nói họ lừa đảo trong giới kinh doanh.

Sẽ là quá bất công khi tôi lấy ví dụ về người khác nhưng lại không lấy ví dụ về mình

Tôi nghĩ rằng: Nếu tương lai mình mà trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội như họ, kiểu gì cũng có mấy đứa lại lên tìm kiếm:

Quang Linh Nguyễn lừa đảo cho mà xem, mặc dù hiện tại không có điều đó, có lẽ vì tôi chưa nổi tiếng quá. Hì

Nhưng hãy thẳng thắn nhìn vào sự thật:

Hầu hết mọi người khi đọc xong những dòng trên kiểu gì cũng nghĩ: Liệu có phải cái cộng đồng đào tạo hay những nhận vật truyền cảm hứng trên các mạng xã hội hay phương tiện truyền thông toàn những người lừa đảo hay sao?

Vậy sự thật đằng sau điều này là gì? Và đọc bài viết này xong, bạn sẽ biết 1 sự thật đắng cay và đầy nghiệt ngã nhưng chân thật hơn bao giờ hết!

 

DỪNG LẠI, VÀ IM MỒM ĐI

Tôi biết có nhiều bạn đọc bài có thể vừa thốt ra câu: “Dừng lại và im mồm đi” và hẳn họ đang muốn thoát ra ngoài ngay lập tức, nhưng hãy nán lại một chút!

Nếu bạn đang trọng trạng thái tức giận 1 chuyên gia nào đó, và tìm kiếm xem họ có lừa đảo hay không, thì có lẽ bạn đang nghĩ:

“Mẹ, im mồm đi ông ơi, ông lại l‎‎‎ý sự để biện hộ, rồi bảo vệ cho mấy ông chuyên gia ý gì? Ông sớm muộn cũng như bọn nó mà thôi!

Vậy nên khỏi nói nhiều đi? Bọn chuyên gia nổi tiếng đào tạo toàn lừa đảo cả. .v.v “

Nếu bạn đang có suy nghĩ kiểu như trên, thì tôi không biết phải nói gì

Nhưng tôi tôn trọng suy nghĩ của bạn, không có đúng, không có sai! Tôi tôn trọng bạn vì ít ra bạn là người có quan điểm riêng của mình và bảo vệ quan điểm đó.

Nếu bạn tự hào về quan điểm của mình, là một người đàng hoàng, hẳn hoi, chứ không phải thánh bàn phím, thì bạn có dám tranh luận với tôi chứ?
Vậy thì hãy đọc hết bài viết này để xem những luận điểm mà tôi đưa ra, và sau đó, bạn có thể comment ở phần bình luận, tôi sẵn sàng tranh luận với bạn. Vậy thì trước tiên, hãy đọc hết bài viết này đã để cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề! Tôi biết trên thị trường, có những chuyên gia không tốt và họ đang là con sâu bỏ dầu nồi canh, khiến cộng đồng bị đánh đồng rất nhiều.

 

Tôi, Nguyễn Quang Linh, mọi người hay coi tôi là một nhà phát triển những giải pháp công nghệ hỗ trợ tối đa cho người khởi nghiệp trên mỗi trường Internet.là nhà chiến lược kinh doanh, một chuyên gia, tôi nhận thấy rằng mình có trách nhiệm để chấm dứt sự đánh đồng này.

 

Ở 1 chiều hướng khác, nếu bạn là fan, là học viên của những người tôi nêu trên, thì hãy đọc hết bài này, để thêm tin tưởng về các thần tượng của mình.

 

Ở 1 chiều hướng khác, nếu bạn là trung lập, không đứng về phía ai, thì tôi cũng muốn nói với bạn. Tôi không bảo vệ các chuyên gia 1 cách mù quáng. Là người đã từng mất tiền với những chuyên gia lừa đảo. Tức tôi khẳng định, có những chuyên gia lừa đảo thực sự. Và tôi sẽ giúp bạn phân biệt, đâu mới là chuyên gia thực sự và đâu là chuyên gia lừa đảo để bạn tránh xa.

Tôi có cảm hứng viết bài này, khi được nghe 1 bài tương tự về chủ đề này của một người đồng nghiệp PengJoon, anh ấy đứng ra bảo vệ cồng đồng marketer nước ngoài, nhưng có vẻ lý lẽ của anh ấy chưa được đầy đủ và xác đáng nên còn gặp một số ý kiến trái chiều, nhưng tôi biết anh ấy đang làm đúng!

Tôi thấy điều anh ấy làm rất đúng đắn, và tôi cảm thấy có trách nhiệm để đưa thêm góc nhìn của mình vào, cộng với những gì chính tôi trải nghiệm và quan sát được, cộng với lý lẽ của Peng Joon và của chính tối để tạo ra 1 bài viết như một cuộc cách mạng, một lời tuyên bố để tạo ranh giới cho mọi người phân biệt được, đâu là nhà đào tạo thực thụ, một chuyên gia thực thụ, đâu mới là một chuyên gia lừa đảo.

Hãy dành ra khoảng 10 phút tập trung, cùng tôi đi vào cuộc chiến này nhé!

Ok, bắt đầu thôi nào!

lừa đảo trong giới đào tạo

 

Đầu tiên chúng ta cần trả lời cho câu hỏi:

Tại sao mọi chuyên gia nổi tiếng kiểu gì cũng có bài viết họ lừa đảo ?

Trong số những chuyên gia, thì có 2 người rất nổi tiếng trên truyền thông xã hội, và bạn cũng biết rồi đó, truyền thông xã hội là con dao 2 lưỡi. 2 người rất nổi tiếng là Danlok và Gary vaynerchuk, họ đều có những kênh youtube nhiều triệu Sub, và nếu bạn tìm kiếm tên họ với từ Scam( Lừa đảo). Thì sẽ có cả ngàn bài viết nói họ lừa đảo. Trời đất, không phải là 1 bài, mà là cả ngàn bài!

 

Lý do ở đây là gì?

Thứ nhất: Những người viết các bài chê bai, xỉ nhục đang muốn marketing bẩn

Một sự thật đáng buồn là, con người lại dễ bị dụ bởi các tin tức cướp, giết, hiếp, rủi ro.. Và trong lịch sử marketing, những từ khóa lừa đảo là một trọng những từ khóa được dùng nhiều nhất và tiêu đề đó được kích vào xem nhiều nhất.

Nếu bạn thấy một bài viết: Chuyên gia A đạt được thành tích B, và Chuyên gia A là một tên lừa đảo

Bạn sẽ click vào bài nào để xem?

Tôi tin khả năng cao là phần lớn mọi người sẽ click vào bài có chữ lừa đảo, bì theo tâm lý học: Những gì đánh vào sự sợ hãi, gây tranh cãi thì sẽ được bộ não chú ý hơn.

Tôi đã từng viết email gửi tới độc giả của mình với 2 tiêu đề:

Tiêu đề thứ nhất: Tặng bạn quà tặng cuốn ebook … hãy xem ngay

Tiêu đề thứ hai: Bạn sẽ đánh mất cuốn ebook … hãy xem ngay

Tiêu đề thứ hai hiệu quả gấp 20 lần tiêu đề thứ nhất.

Bạn thấy đấy, vì vậy mà lịch sử cả trăm năm trong ngành marketing, luôn luôn có một trường phái, chiếm vài % nhỏ là đi theo hướng mang một cái tên đầy bỉ ổi

Dẫm đạp lên người khác để chiến thắng

Tôi nhớ có một câu nói nổi tiếng:

Có 2 cách để xây một toàn nhà cao nhất:

Cách thứ nhất là thực sự xây nên tòa nhà cao nhất đó

Cách thứ hai là phá bỏ các nhà cao nhất để mình là toàn nhà cao nhất

 

Bạn có thấy cái việc dẫm đạp lên người khác để chiến thắng, để nổi tiếng có nhiều không ạ? chúng ta sẽ thấy ở mọi nơi, mọi ngóc ngách, mọi ngành đều có nhiều người làm như vậy?

Từ ca nhạc, nghệ thuật, showbiz, đến cả những chuyện như lòng tốt .v.v luôn luôn có những nhà báo họ viết ngược hướng dư luận, tập trung vào tiêu cực để nổi lên nhanh chóng.

Và ngày này, có cả những trang web, những kênh youtube mọc lên như nấm, cái chết người là trong những kênh đó, họ chỉ toàn phê bình , bêu xấu người khác, lợi dụng người khác để nổi tiếng.

Và đắng cay thay, những người làm như vậy, họ đang kiếm vô cùng nhiều tiền dựa trên sự mất mát của người khác.

Và tôi sẽ không nêu tên họ ra đây, bạn cũng tự biết mà, nếu tôi nói tên các kênh như vậy ra, thì tôi sẽ chẳng khác gì họ.

Những con người đó, họ mặc cho những chuyên gia đã tạo vô cùng nhiều ảnh hưởng tích cực cho hàng nghìn người, hàng triệu người, họ bỏ qua hết, mà họ chỉ tập trung vào những gì nhỏ bé nhất để họ đào xới và phê phán để làm giàu bằng giẫm đạp lên người khác.

Nhưng may thay: Lịch sự đã cho thấy, bằng 1 cách nào đó, có thể là nhân quả hay 1 cái gì đó, những người làm giàu, thu lợi ích về bản thân bằng cách giẫm đạp lên người khác, những người đó chưa bao giờ là thành đạt.

Lịch sử đã cho thấy: Sớm muộn gì họ cũng thất bại, bởi cho dù họ kiếm bao nhiêu tiền đi nữa, thì con người họ trở lại lại là một con người xấu xa và đầy thù hận, cũng như sự tiêu cực trong xã hội này, điều đó phá hoại tâm hồn họ, và với tâm hồn tổn thương đó, họ phá hoại gia đình và những người xung quanh họ.

Suy cho cùng, chính họ đang giết họ, vì tiền lúc này chẳng còn ý nghĩa gì cả.

 

Bạn biết không: Hầu hết những triệu phú đều thành thực rằng:

Khi đã kiếm được 1 triệu $, họ có thể vứt 1 triệu $ đó đi, vì nó đã không còn quan trọng nữa, cái quan trọng là con người họ đã trở thành như thế nào, họ đã trở thành 1 người có thể kiếm 1 triệu $.

Bạn thân mến, nếu bạn cho rằng: Kiếm tiền nhiều là quan trọng hơn hết, thì rõ ràng:

Bạn làm chuyện phi pháp như buôn bán ma t*y, thì sẽ kiếm tiền nhanh hơn nhiều chứ? Nhiều tội phạm chỉ qua vài ngày họ có số tiền bằng người bình thường làm cả chục năm đó!

Nhưng bạn làm những chuyện phi pháp, bỉ ổi để kiếm được số tiền đó rồi, thì liệu bạn có vui không, bạn có tự hào không, bạn có thể làm chuyện đó cả đời không?

Vậy nên, kiếm tiền chậm cũng được, nhưng quan trọng là bền vững là kiếm bằng chính công sức lao động chân chính của mình, chứ không phải giẫm đạp lên người khác.

 

Vậy câu hỏi tiếp theo là:

 

Có phải thực sự những người ghét bạn đều là những người làm thế PR bẩn để có lợi cho bản thân họ không?

Câu trả lời là không

Chắc hẳn, trong số những người mà các chuyên gia nổi tiếng giúp, sẽ luôn có những người đã học những chuyên gia đó, nhưng bằng một lý do nào đó, họ cảm thấy không bằng lòng, và họ ghét bỏ họ.

Họ viết những bài đánh giá căm phẫn!

Là một nhà chiến lược kinh doanh và hiệu suất cao, tôi đã giúp hàng nghìn người.

Tôi cũng biết rõ ràng:
1000 người bạn giúp, kiểu gì cũng có khoảng 1% là tầm 10 người, vì một lý do nào đó, họ không ưa bạn. Cho dù bạn làm gì đi nữa, họ cũng không ưa bạn! Và thường thì họ sẽ là những người to mồm nhất.

Vậy thẳng thắn đi, câu hỏi đặt ra là:

1000 người mà chỉ có 10 người viết phê phán, vậy người chuyên gia đó là kém cỏi sao?

Điều này có công bằng hay không ?

 

Giả sử Tony Robbins có 100% học viên học ông ấy

Có 1% học không có kết quả, vì thế nên nói ông ấy lừa đảo, liệu có công bằng?

Nhưng câu hỏi giả định là:
Nếu như không phải là 1% mà là 10% học viên học chưa có nhiều kết quả, có vẻ bạn đang nghĩ là vẫn ổn

Nếu như là 20% họ chưa có nhiều kết quả, có vẻ bạn đang bắt đầu lo ngại đúng chứ?

Nhưng nếu là 30%, có thể bạn đang nghĩ người này có vấn đề rồi?

Nhưng nếu là 50%, có thể bạn đã khẳng định chắc chắn là lừa đảo rồi.

Bạn nghĩ sao nếu là 50% học viên học và không có nhiều kết quả, bạn sẽ nói gì?

“ Tên này lừa đảo chắc chắn, lại đi lùa gà .v.v )

 

😯 Bình tĩnh, bình tĩnh, hãy thử suy nghĩ điều này

VÍ bỏ 2000$ để đi học 1 khóa học kinh doanh, giống như bạn đang đi học thêm 1 nghề nghiệp, với tỉ lệ thành công và kiếm được nhiều tiền ngay sau khi học lớp học đó là 50%. Tức có người thì làm được ngay, có người phải luyện tập dài mới được, không phải ai học khóa học 2000$ đó cũng hiệu quả, bạn nhận ra điều đó!

Và bạn nói là lừa đảo.

Vậy theo bạn

Ở trường đại học, có những trường chi phí học lên tới 20 000$, trường xịn lên tới 50 000$ hoặc hơn, và bạn nghĩ tỉ lệ học viên ở trường đại học, tìm được việc và kiếm nhiều tiền ngay lập tức là bao nhiêu % ?

100%, không, 50%, không, 20%, không, 10%, vẫn không, tỉ lệ thống kê ở Mỹ, một môi trường đào tạo chất lượng như Mĩ, tỉ lệ mới chỉ đạt 3 đến 5%.

 

Nào thẳng thắn với nhau đi nào!

Vậy nếu như cách suy nghĩ của bạn trước đó, thì trường đại học mới là thứ lừa đảo lớn nhất chứ nhỉ?

 

Bạn đã hiểu ra rồi chứ?

Lúc tuyển sinh, bạn được hứa hẹn rất nhiều đúng chứ, thực tế ra trường thế nào thì bạn cũng tự hiểu.

Vậy tóm lại là thế nào mới đúng:

Thực tế ra: Học đại học hay đi học các chương trình bên ngoài đều tốt cả, chẳng cái gì lừa đảo cả, quan trọng là bạn đã đặt những kì vọng quá áo tưởng về việc làm giàu nhanh một cách dễ dàng mà thôi! Nhiều người vẫn đặt cái kì vọng sau 1 khóa học, hay sau khi học xong 1 trường nào đó là hoàn toàn sai lầm.

Hãy nhớ lại câu mà tôi đã trính dẫn: Cái bạn được nhiều nhất sau khi thành công, không phải là số tiền bạn kiếm được, mà là con người bạn trở thành.

Học chỉ là lý thuyết, nhờ học thì bạn mới có tiền để để ra ngoài thực hành và luyện tập, thì thành công bền vững sẽ đến với bạn, nếu bạn kiên trì.

Đừng nhìn những người có kết quả ngay mà hoảng và nghĩ mình ngu dốt, đời còn dài, đường còn rộng thênh thang, chưa biết ai hơn ai?

Hồi còn trẻ, tôi luôn có triệu chứng thấy bạn giàu hơn mình, là bắt đầu thấy tức tối, khó chịu và nghĩ mình kém cỏi, nhưng khi đã đi qua 1/3 cuộc đời, nếm đủ trái đắng: Bây giờ nhìn thấy bạn bè hơn tôi, tôi chỉ thầm chúc phúc cho họ, và vẫn kiên định đi trên con đường của mình.

Không ít lần tôi thấy một người bạn mà mình từng ganh tị bị công an tóm về đồn, không ít lần thấy nhiều người koa oto các thứ sống trong cảnh áp lực, u uất.

Còn tôi, hằng ngày vẫn học ngôn ngữ, học nhạc cụ, tập luyện thể thao, tạo 1 gia đình hạnh phúc, và môi ngãy đều theo đuổi mục tiêu lớn lao, và phát triển bản thân hằng ngày để giúp đỡ được nhiều người hơn.

Tôi muốn khi đạt 1 triệu $ thì con người tôi phải tương xứng với 1 triệu $, 1 triệu $ đó phải là những đồng tiện đẹp và giá trị, để dù vứt 1 triệu $ đó đi, tôi vẫn có thể tự hào kiếm lại được, đó mới là điều tôi ngộ ra.

Khi ở độ tuổi rất rẻ, tôi đã sống như 1 ông hoàng và không coi ai ra gì, vì tôi kiếm tiền rất nhanh, nhưng không hạnh phúc, tôi đã nếm nhiều trái đắng, nên nếu ai ngộ ra được những gì tôi nói, thì cuộc sống bạn khác biệt kể từ đây!

 

Đến đây, nhiều bạn hay hỏi tôi rằng:

Vậy tôi không chắc, khi mình học cách chương trình đào tạo, chưa chắc đã có kết quả, thì mình học làm gì?

Bạn chỉ hỏi câu hỏi này, khi bạn vẫn còn cái tư duy làm giàu ăn xổi, làm giàu nhanh thôi?

Khi tôi bắt đầu sự nghiệp học hành của mình, tôi đã biết rõ rằng:

Học khóa học sẽ không giúp mình bá đạo ngay sau khi học, mà quan trọng là cách mình luyện tập và ứng dụng như nào?

Đó là lý do tôi đọc vài trăm cuốn sách, học hết khóa học này đến khóa học khác.

Mỗi chương trình đều cho tôi những ý tưởng, những kinh nghiệm riêng biệt, và góp nhặt lại tạo thành tôi như ngày hôm nay!

Tôi chưa bao giờ chê trường lớp của mình, không bao giờ chê đính danh người thầy nào tôi đã đi qua, vì nhờ họ đã góp nhặt nên con người tôi.

Nhiều người sử dụng chiếc smartphone chỉ để tìm hiểu các thông tin chính trị tiêu cực, drama, phốt các thứ, điều đó tạo thành một đám mây che mờ đi con mắt hướng về những sự đẹp đẽ của cuộc sống này.

Họ luôn luôn tập trung và kìm sự uất ức vào cái mà họ không thể thay đổi, điều đó tạo nên sự bất hạnh trong họ.

Nếu bạn là những người như trên:

Hãy luôn nhớ rằng:

Vẫn đề luôn luôn tồn tại trong cuộc sống, và nó không bao giờ mất đi, nhưng cách bạn phản ứng với vấn đề sẽ tạo nên con người bạn.

 

Ok, tôi tin những tâm sự bộc bạch của tôi đã giúp bạn hiểu về các chuyên gia và lý do đằng sau họ bị lừa đảo là như thế nào.

Nhưng tôi là người công mình, không thể phủ nhận, cũng có những người làm không đượcc tốt thật

Và tôi cần đưa ra những góc nhìn của mình, để giúp bạn phân biệt, đâu là các chuyên gia thật và đâu là những chuyên gia giả.

 

 

PHÂN BIỆT CHUYÊN GIA THẬT VÀ CHUYÊN GIA GIẢ, LỪA ĐẢO

Số 1: Không làm được cái họ đào tạo

Về cơ bản, điều này rất dễ hiểu. 1 người chưa từng kiếm được 100 000$ sẽ không thể giúp bạn kiếm được 100 000$, một người chưa từng kiếm được 1000$ sẽ không thể giúp bạn kiếm được 1000$. Hoặc nếu có đi chăng nữa, thì đó là chỉ chiếm chưa tới 1%.

Nhưng trên thực tế, kiểm định số tiền của một ai đó là rất khó, vì mỗi người có một cách chi tiêu khác nhau, 1 chuyên gia kiếm tiền giỏi về chuyên môn của họ, nhưng chưa chắc họ đã nhân rộng số tiền của họ. Nên bỏ qua đánh giá về tiền bạc.

Chúng ta có thể nhìn vào những kĩ năng của họ.

VÍ dụ như viết content:

Tôi thấy có rất nhiều người bán các khóa học kiểu phù thủy content, pháp sư content này nọ nghe rất kêu, .v.v

Nhưng khi lướt các trang mạng xã hội hay website của họ, content của họ toàn vài dòng, rồi kèm mấy bức anh đẹp và có nhiều like, trong khi không kiếm nổi 1 bài content dài nào! Website cũng không có lấy 1 bài viết, không có lấy 1 bài quảng cáo.

Điển hình khi học content của những người này thì bạn cũng sẽ thấy ngay 1 điều, ví dụ họ lấy 100% là của người khác, không hề lấy ví dụ về chính bản thân họ.

Nếu bạn từng học tôi, bạn cũng hiểu:
Khi tôi đào tạo về content, phần lớn tư liệu tôi lấy đều là content của tôi viết, minh chứng cho học viên luôn.

Nếu bạn lên website của tôi, hay lên mạng xã hội của tôi, bạn sẽ không khó để thấy những bài viết 3000 đến 4000 từ mà nhiều bài, người đọc phải bỏ 20 phút ra mới đọc hết.

Mà hầu hết mọi người đã đọc là đều đọc say mê đến hết thì thôi!

Nếu bạn đọc được đến đây, thì tôi đã thành công trong viết content rồi đó, chẳng phải đây là mình chứng tốt nhất hay sao!

 

Hay như ví dụ đào tạo website, có những người dạy người khác làm website đẹp, thu hút và chuyển đổi cao, trong khi website của họ còn bị lỗi không truy cập được.

Có vô cùng nhiều người đang dạy kiếm tiền trên internet mà đến 1000$ họ còn chưa kiếm được.

Tôi từng bị một người nói xấu tôi, và chê bai tôi, trong khi lúc đó tôi đang kiếm hàng chục ngàn $, còn anh ta vẫn đang khởi nghiệp và mới kiếm được vài trăm $ đầu tiên.

Bạn biết đấy, có một sự thật là:

Càng ít kinh nghiệm và trải nghiệm, người ta lại càng to mồm là cho mình là nhất, còn khi đã có trải nghiệm, người ta sẽ thấy mình nhỏ bé trong đại dương tri thức này!

Đến thời điểm này, tuy đạt được nhiều kết quả, tôi vẫn học tập hằng ngày từ các chuyên gia trên thế giới, tôi vẫn mua sách, học các khóa học. Lý do quan trọng vì sao, thì cuối bài viết này tôi sẽ nói.

 

Kết luận lại ý này:

Trước khi nghe ai giới thiệu khóa học gì đó, hãy xem họ đã làm được điều đó chưa!

Tôi tin là rất dễ dàng để bạn kiểm chứng thông qua những giá trị của họ, website, các trang truyền thông xã hội, gõ tên họ trên google .v.v Đọc các bài giới thiệu họ viết, xem phản hồi của mọi người như nào, có ai quan tâm không  .v.v

Bạn có thể vào bài viết giới thiệu về tôi:

https://nguyenquanglinh.vn/quang-linh-nguyen-la-ai/

Hãy thử kéo xuống bình luận, bạn sẽ biết được phản hồi của mọi người thực sự nó phải là như thế nào!

Ok, hãy đến với ý thứ 2.

 

 

Số 2: Không thành thật

Một người luôn có nói cho đẹp bản thân, một người luôn cố khiến cho mình thật sa hoa, lộng lẫy, luôn lấp liếm những quá khứ của họ, thì phải xem lại những lời chào hàng của họ.

Tôi chưa phải một chuyên gia quá nổi tiếng tầm thế giới, nhưng nhờ học được bài học về  “ Sự chân thật” của các bậc thầy thật sự, nên tôi cũng quyết sống thật.

Cả quá khứ của tôi, tôi đã làm được rất nhiều tuyệt vời, tuy chỉ có một sai lầm duy nhất do nông nổi, do tôi muốn hiểu biết về mọi ngành nghề kinh doanh, nên tôi đã từng bước vào kinh doanh hệ thống, vì mọi thứ hồi đó rất mới, nên tôi chưa có kinh nghiệp. Tôi cũng từng sai lầm. Nhưng tôi không dấu diếm sai lầm của mình.

Tôi hoàn toàn có thể thừa sức dấu đi để bản thân mình trở nên hoàn hảo, nhưng không, tôi quyết định luôn minh bạch công khai sai lầm của mình và rút ra bài học gửi tới mọi người.

Nếu có thời gian bạn hãy click vào bài viết này để đọc về sai lầm của tôi, tôi tin rằng bạn sẽ học hỏi được một bài học khiến bạn không bao giờ đánh mất đi những đồng tiền mồ hôi xương máu của mình.

 

 

Số 3: Luôn đem danh nghĩa tỉ phú dollar, triệu phú dollar ra để lòe học viên.

Sự thật thì trong ngành đào tạo ở Việt Nam, rất khó để trở thành triệu phú. Ở Việt Nam, nhưng chuyên gia lão luyện hàng đầu đi nữa cũng ít khi dám tuyên bố như vậy.

Con mấy người tự xưng tỉ phú dollar, gia tộc tỉ đô thì càng chém gió.

Vì sự thực, người giàu thực sự, càng có điều kiện, họ sẽ càng sống kín tiếng về tài sản của họ, vì rất nhiều lý do như chính trị, như văn hóa .v.v

Những người hay mang tiền bạc, tài sản của mình ra để dụ học viên thì thường tỉ lệ lừa đảo rất cao.

Số tỉ phú ở Việt Nam, bạn có thể đếm được trên đầu ngón tay.

Kinh doanh là một bài toán cần phải có sự hiểu biết. Bạn phải hiểu doanh thu và lợi nhuận là 2 thứ khác nhau.

Tôi thấy có những chuyên gia, họ spam quảng cáo khắp nơi vô tội vạ, doanh thu của họ nói để lòe thiên hạ là hàng triệu $, nhưng trên thực tế, lợi nhuận không được bao nhiêu.

Cái bạn nhìn vào 1 chuyên gia phải là khả năng của họ, chứ không phải số tiền họ có.

Một chuyên gia cực giỏi về marketing hay bán hàng, không có nghĩa là họ sẽ cực giàu có.

VÌ sự thật: Giàu có và chuyên môn là hai thái cực khác nhau.

Để kiếm một số tiền để sống tốt và sống cuộc sống như bạn muốn, vài tỉ chẳng hạn thì bạn giỏi chuyên môn là được!

Nhưng nếu muốn trở thành một mức cao hơn nữa, được gọi là giàu có, bạn phải biết quản trị tài chính bản thân, phải biết làm sao để tiền đẻ ra tiền, đầu tư sinh lời.

Tôi biết nhiều người giàu, con đường của họ rất rõ ràng:

Lúc trẻ họ tập trung vào chuyên môn, kiếm tiền và tích trữ, hay họ có thể là một chủ doanh nghiệp

Khi có tuổi, lúc đó sức lực đã giảm dần, họ thiên về hướng đầu tư

Nếu bạn đọc dạy con làm giàu của Robert Kiyosaki, thì bạn sẽ thấy, con đường đúng nhất hay hay đi từ chủ doanh nghiệp đến nhà đầu tư.

Khi bạn còn trẻ, bạn có vài đồng bạc, sự nghiệp chưa tới đâu, lý tưởng sống chưa tới đâu, đã vội đầu tư, với số tiền ít ỏi đó, liệu có thực sự hiệu quả.

Có thể bạn nói với tôi: Nhưng tôi cứ đầu tư sớm thì tốt hơn mà!

Điều đó đúng, như bạn cần biết rằng: Việc học đầu tư, nó cần sự tập trung và sức lực ngang với học chuyên môn của bạn, thậm chí là còn hơn, đầu tư là bài toàn của tâm trí, kiểm soát cảm xúc.

Theo bạn, một lúc đuổi theo 2 con thỏ, liệu bạn có bắt được con nào hay không? Hay bạn đánh mất cả 2.

Nhiều người bị theo thói quen FOMO, giống năm 2020 này, thấy người ta chơi coin được nhiều, thì lại lao vào coin, thấy đánh forex được nhiều, lại lao vào forex.

Với kinh nghiệm trải qua nhiều đợt lên xuống của các xu hướng, tôi tin chắc rằng: Rồi đâu lại vào đấy thôi.

Coin lên sẽ lại giảm, rồi lại lên

Sàn này ra, sàn khác sập

Nói chung những người đi theo xu hướng, bị FOMO, thì kiểu gì cũng quay lại vạch xuất phát.

Còn những con người kiên định với mục tiệu, họ bỏ qua mọi xu hướng nhất thời, thì họ đã đến định, còn những người la cà thì mãi ở vạch xuát phát mà thôi!

 

Nếu bạn vẫn cảm thấy bất công và tức tối khi có người chơi xấu bạn?

Nếu bạn là một người tự tin với những gì mình làm là đúng, là có ích cho xã hội, nhưng vẫn có vài người dù thế nào đi nữa, họ vẫn ghét bạn, họ vẫn viết những bài xúc phạm bạn. Nếu đó là số ít thì bạn đừng buồn, đừng tập trung vào họ.

Bạn phải biết rằng: Nếu họ làm thế, họ mãi mãi sống trong sự hèn hạ và không tiến bộ nổi bằng bạn đâu.

Và việc bị nói xấu, bạn cũng phải chấp nhận nó là lẽ đường nhiên! Nó một phần cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang nổi tiếng và gây ảnh hưởng được tới nhiều người.

Bạn thử tìm kiếm trên google đi, có cả loạt bài viết nói xấu về CHÚA, Nói xấu về Đức Phật.. đến cả 2 vị thánh tối cao như vậy, mà vẫn có một bộ phần bất chấp đúng sai, họ vẫn hướng cái nhìn tiêu cực và phê phán họ

Đến cả thần thành mà còn có người ghét thì bạn đã là gì

Hay gần nhất với Việt Nam ta, đến cả chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ vĩ đại của chúng ta, vẫn có một bộ phận 3 que không nhỏ đang đả kích và nói xấu Bác cơ mà!

Đến cả những người Vĩ Đại như Bác, còn vẫn có người ghét cơ mà.
Quy luật 1% luôn đúng, dù bạn làm gì di nữa, sẽ có một bộ phần bất chấp mọi điều tốt đẹp bạn làm, vẫn tìm những thứ xấu của bạn, bịa đặt, tạo hứng, hướng tiêu cực vào bạn, và bạn phải chấp nhận điều đó

Vậy nên, hãy cứ tiến lên và làm những gì bạn cho là đúng!

Luật nhân quả sẽ đến với những con người đang phí báng bạn, sớm muộn gì họ cũng có thể gánh lại gấp nhiều lần.

 

Ok, tôi còn nhiều điều để nói lắm, nhưng đã gần 5000 từ rồi, tay tôi cũng mỏi rã rời rồi, tôi xin tạm dừng ở đây thôi, và nếu có thêm điều gì, tôi sẽ bổ sung sau

Và lời cuối cùng tôi muốn nói thêm với bạn về sự học:
Mặc kệ các chuyên gia thế nào

Việc của bạn là hãy cứ học, cứ hành động.

Mặc kệ kết quả như thế nào ?

Bạn đang hỏi tôi: Linh, cậu bị điên à, làm sao tôi mặc kệ được, tiền học nó là tiền mồ hôi, xương máu của tôi!

Ồ, tôi cũng nghĩ giống bạn, tôi đồng ý, nhưng bạn bạn chưa hiểu hết ý tôi rồi.

Ý của tôi là:

Có nhiều người họ luôn luôn đứng ngoài cuộc chơi, họ không dám học vì sợ lừa đảo, họ không dám học vì sợ họ không làm được, họ không dám làm vì sợ thất bại, họ không dám hành động vì sợ đau đớn, và họ cứ mãi đứng ngoài cuộc chơi với tính cách đa nghi và nhìn vào những người đang chơi, những người đang vật lộn với khó khăn, và họ cười tươi và tự nhủ:

Lũ ngu, biết khó mà còn nhảy vào! 😆

Và rồi một thời gian sau, những người tham gia vào cuộc chơi có kết quả, có thể họ sẽ giàu có, có thể họ sẽ thất bại, nhưng họ có kinh nghiệm và bài học, rồi họ lại tiến bộ và có khi thành công lại mỉm cưới với họ.

Còn những người đứng ngoài cuộc chơi thì sống trong tiệc nuối, đó là điều cực hình nhất mà bạn có thể thấy 😥

Vậy, chọn tham gia vào cuộc chơi, hay chỉ đứng ngoài xem là quyền của bạn.

Còn tôi, tôi luộn chọn tham gia vào cuộc chơi, tôi không sợ thất bại, tôi không sợ khó khăn, không sợ thất vọng, vì tôi biết rằng:

Dám làm > thì mới có Thất bại >  thì mới Kinh nghiệm > Thành Công

Không làm gì cả > không thất bại > Không kinh nghiệm > Không thành công > Thất bại

 

Công thức giúp bạn 100% thành công bao gồm 2 chữ: Dám làm và kiên trì, bởi vì

Dám làm, thì mới có thất bại, có thất bại sẽ bài học, có bài học sẽ có kinh nghiệm và phải có kinh nghiệm mới có thành công.

Còn công thức duy nhất có thất bại là đứng ngoài lo sợ và không làm gì cả.

Nếu bạn đang khao khát làm một điều gì đó, nếu bạn biết rằng mình không thể thất bại nếu bạn dám hành động, thì bạn hiểu là bạn cần làm gì rồi đó.

Hãy tiến lên và học tập mỗi ngày, hãy học mọi thứ bạn nghĩ có hiệu quả cho công việc của bạn và dám thử nghiệm mọi thứ bạn nghĩ mình có thể, vì mọi thứ sẽ đều cho bạn thêm kinh nghiệm để bước tới thành công.

OK và tôi là Nguyễn Quang Linh, cảm ơn bạn đã đọc đến đây, i love you!!! bye bye — À, chết quên, tôi biết bài viết này rất dài, tầm hơn 5600 từ rồi, nếu bạn mà đọc đến tận đây rồi thì “Bạn quá đỉnh cấp đấy”. Và hãy cho tôi biết: Người bạn tuyệt vời kiên trì đọc hết những tri thức này là ai, để tôi thêm trân trọng bạn” Đơn giản tôi, hãy comment cho tôi biết cảm nghĩ của bạn về bài viết này nhé!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
2 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
KhanhHo
KhanhHo
3 năm trước

Đây là một bài viết bạn nên đọc nếu đang nghi ngờ về ngành đào tạo. Mình đồng quan điểm với tác giả. Dù làm bất kỳ cái gì cũng luôn chịu trách nhiệm cho mọi quyết định. Và mình thích cái tư duy của bạn này: Dám làm và kiên trì với cái mình đã chọn. Cảm ơn bạn vì một bài viết chất lượng

Nguyễn Quang Linh
Nguyễn Quang Linh
3 năm trước
Trả lời  KhanhHo

Cảm ơn cậu nhiều nha!

Share
Lên đầu trang